EU và Anh Quốc chính thức “chia tay” sau hơn 47 năm gắn bó

Sau hơn 3 năm đàm phán giữa các quan chức Anh và châu Âu, Brexit cuối cùng cũng diễn ra vào thứ Sáu (31/1/2020) vào 11 giờ tối theo giờ địa phương.
EU và Anh Quốc chính thức “chia tay” sau hơn 47 năm gắn bó

EU hiện đang “vẫy chào” tạm biệt một trong những thành viên có tầm ảnh hưởng nhất của mình - một khoảnh khắc mà nhiều nhà lập pháp châu Âu nghĩ rằng sẽ không bao giờ xảy ra. 

Anh đã bỏ phiếu vào tháng 6 năm 2016 để rời khỏi EU sau 47 năm là thành viên. Sau hơn 3 năm đàm phán, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ diễn ra vào 11 giờ tối ngày 31/1/2020. Cảm giác chung tại Nghị viện châu Âu, được nhận xét là những nỗi buồn. 73 trong số 751 thành viên Nghị viện đã kết thúc sự nghiệp chính trị của họ tại Brussels vào ngày thứ Sáu (31/1). 

“Một khoảng khắc rất xúc động, rất buồn, trong lịch sử châu Âu …” Pedro Silva Pereira, nhà lập pháp Bồ Đào Nha chia sẻ cảm xúc. 

“Đối với Nghị viện, đó là một thay đổi lớn,” bà Danuta Maria Hubner, một nhà lập pháp Ba Lan cho biết. 

Trái ngược với chính phủ Anh, EU đã không chuẩn bị bất kỳ sự kiện “tạm biệt” nào vào thứ Sáu. Liên minh 27 thành viên sẽ tiếp tục tập trung vào kế hoạch tiếp theo: hoàn thành một thoả thuận thương mại với Anh vào cuối năm nay. Anh và EU đã đồng ý thực hiện giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit, hiện đang được thiết lập để kéo dài đến tháng 12/2020. 

Mục tiêu chính hiện nay chính là xác định mối quan hệ trong tương lai của hai bên. Điều này đồng nghĩa với việc tìm kiếm, thống nhất các thoả thuận mới trong giao dịch hàng hoá, chia sẻ thông tin tình báo an ninh và nhiều lĩnh vực đàm phán khác. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...