Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc bày tỏ thái độ tức giận với quan chức tỉnh Chiết Giang bởi đã không được tham khảo ý kiến cấp giấy phép trước đó. Tất nhiên Facebook vẫn còn cơ hội hiện diện tại đất nước tỷ dân này, nhưng trong tương lai gần thì chắc chắn là không.
Trường hợp trên cho thấy những thách thức lớn với các hãng công nghệ nước ngoài muốn đặt chân vào Trung Quốc, đặc biệt là khi internet tại đây bị kiểm duyệt gắt gao. Nhưng vẫn có một số ngoại lệ: Trung Quốc từ lâu đã cấm Google nhưng vẫn cho phép công ty mở trung tâm nghiên cứu AI và văn phòng hoạt động tại Thâm Quyến.
Facebook hiện tiếp cận được hầu hết quốc gia ngoại trừ Trung Quốc. Gần một thập kỷ bị cấm cửa, Facebook luôn nỗ lực để đưa mạng xã hội trở lại Trung Quốc nhưng luôn bị khước từ.
Hồi năm 2016, Mark Zuckerberg, người đứng đầu Facebook đã tham gia một sự kiện tại Bắc Kinh. Trong thời gian ở lại Trung Quốc, tỷ phú trẻ tuổi đã đăng lên Facebook bức ảnh chính ông đang chạy bộ ở Quảng trường Thiên An Môn vào một ngày đầy khói bụi độc hại. Bức ảnh bị cộng đồng người dùng Twitter dè bỉu bởi việc tập thể thao trong thời tiết ô nhiễm tỏ ra quá kệch cỡm.
Cũng trong năm 2016, Facebook đã thực hiện kế hoạch áp dụng chính sách kiểm duyệt dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Cụ thể mạng xã hội tạo ra một công cụ ngăn chặn các bài viết hiển thị tại một số nơi nhất định.
Công cụ này hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của Bắc Kinh, giúp con đường bước vào Trung Quốc rộng mở hơn cho Facebook. Tuy nhiên, công cụ trên vẫn không thể được triển khai.
Trong lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2015, ông chủ Facebook đăng tải lên trang cá nhân với sự tự hào khi được gặp gỡ và nói chuyện bằng tiếng Hoa với nhà lãnh đạo của quốc gia mà Facebook muốn thâm nhập.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc chỉ nhắc tên Zuckerberg với tư cách của một trong số những người làm công nghệ được may mắn gặp ông Tập.