Giá dầu thế giới vượt mức 100 USD/thùng và có thể tiếp tăng cao

Giá dầu thế giới đã tăng trên 100 USD/thùng sau khi Nga tấn công vào Ukraine, gây áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu vốn đang lao đao vì lạm phát và dịch bệnh.
Giá dầu thế giới vượt mức 100 USD/thùng và có thể tiếp tăng cao

Dầu thô Brent, tiêu chuẩn toàn cầu, đã tăng 8,5% lên mức 105,40 USD/thùng vào lúc 5:30 sáng ngày 24/2 theo giờ Mỹ. Lần cuối cùng dầu Brent giao dịch trên 100 USD/thùng là vào năm 2014.

Nga là nhà sản xuất dầu mỏ số 2 thế giới và là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn. Sự gián đoạn nguồn cung có thể khiến giá bán lẻ xăng dầu tăng cao hơn, người dân trên thế giới sẽ phải chịu tốn kém hơn trong việc đổ xăng và đặc biệt là người dân châu Âu trong cả việc sưởi ấm trong nhà. Giá xăng đã ở mức kỷ lục tại các khu vực của châu Âu.

Theo các nhà phân tích tại UBS, dầu thô giao trong thời hạn gần đang dẫn lên mức cao kỷ lục so với các hợp đồng có thời hạn dài hơn, khi các nhà đầu tư phản ứng với việc giảm lượng hàng tồn kho và nhu cầu tăng lên. Một số nhà máy lọc dầu đang tránh mua dầu của Nga do lo ngại các lệnh trừng phạt, họ nói thêm.

Giá dầu đã tăng đều đặn trong gần một năm, do nhu cầu phục hồi sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế đại dịch lây lan. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và 10 nhà sản xuất dầu thô lớn khác, bao gồm cả Nga, đang từng bước nâng cao sản lượng nhưng phải vật lộn để đạt được mục tiêu sản xuất của mình bất chấp áp lực rất lớn từ các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn. 

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã tạo thêm một khía cạnh khác cho nền chính trị căng thẳng của liên minh OPEC+. Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu khí và Moscow muốn giá cả tiếp tục tăng. Arab Saudi - đồng minh lớn của Mỹ - giờ đây sẽ phải chịu sức ép dữ dội từ các nền kinh tế phát triển để tăng sản lượng. 

Theo các nhà phân tích của Capital Economics, giá dầu có thể lên tới 140 USD/thùng trong trường hợp xấu nhất khi nguồn cung cấp năng lượng bị gián đoạn.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo rằng hành động quân sự có thể gây rủi ro cho 250.000 thùng dầu mỗi ngày của Nga xuất khẩu qua Ukraine qua đường ống để cung cấp cho Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, những quốc gia này vẫn còn nhiều kho dự trữ khẩn cấp.

Mặt khác, một thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và phương Tây nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt cũng có thể mang lại nhiều dầu hơn cho thị trường.

Các nhà phân tích tại S&P Global Platts Analytics cho biết: “Thỏa thuận hạt nhân với Iran vẫn là một con bài mạo hiểm, nhưng thị trường sẽ ngày càng cần thêm dầu”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…