Giá dầu thô xuống thấp nhất kể từ đầu năm

Lo ngại về suy thoái đã làm giảm nhu cầu tại châu Âu, Mỹ, Trung Quốc làm dầu thô tụt giá về mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022.
Giá dầu thô xuống thấp nhất kể từ đầu năm

Giá dầu thô Mỹ WTI hiện giảm 1,6% về 85,44 USD một thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 26/1. Giá dầu Brent cũng mất 1,3% về mức 91,6 USD

Saudi Arabia vì thế đã hạ giá bán cho khách châu Âu và châu Á cho lô hàng tháng tới. Giá dầu giảm cũng sẽ xoa dịu sức ép lên kinh tế toàn cầu, bằng cách hạ nhiệt lạm phát.

Giá của đồng USD liên tục tăng cũng được xem là nguyên nhân khiến dầu thô giảm giá. Việc này khiến dầu đắt đỏ hơn với người mua ngoài Mỹ.

Dầu thô đang tiến tới ghi nhận 3 tháng liên tiếp đi xuống – chuỗi giảm dài nhất trong hơn 2 năm qua. Khi các ngân hàng trung ương tích cực nâng lãi suất để ghìm lạm phát, nhà đầu tư lo ngại các nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái. Saudi Arabia – quốc gia đứng đầu OPEC+ tuần này cho biết sẵn sàng điều tiết thị trường theo cách chủ động hơn. Tuyên bố này làm tăng khả năng OPEC+ cắt giảm sản xuất hơn nữa.

Trước đó, dầu WTI tăng giá sau quyết định của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) rằng sẽ giảm sản lượng thêm 100.000 thùng một ngày trong tháng 10.

"Giá dầu chỉ tăng nhẹ, trong thời gian ngắn, sau thông báo giảm sản lượng của OPEC+. Còn sau đó, giá sẽ tiếp tục vật lộn với triển vọng nhu cầu yếu", Yeap Jun Rong – chiến lược gia thị trường tại IG Asia nhận định, "Chính sách chống dịch của Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép lên nhu cầu. Giá dầu cũng chịu áp lực khi USD mạnh lên".

Thành Đô (Trung Quốc) đã gia hạn quy định ở trong nhà với 21 triệu người dân. Bắc Kinh cũng siết kiểm soát sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm mới. Trung tâm công nghệ nước này – Thâm Quyến – cũng vẫn hạn chế đi lại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?