G7 thảo luận áp giá trần dầu thô Nga

Theo Nhà Trắng, đây là cách hiệu quả nhất để làm giảm nguồn thu của Nga và hạ nhiệt giá năng lượng toàn cầu.
G7 thảo luận áp giá trần dầu thô Nga

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, dù xuất khẩu dầu mỏ của Nga giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021, nguồn thu từ xuất khẩu của nước này trong tháng 7 tăng 700 triệu USD so với tháng 6, nhờ giá tăng, cao hơn 40% so với mức trung bình của năm ngoái.

Lãnh đạo các nước phương Tây đã đề xuất giải quyết vấn đề thông qua việc áp trần giá dầu để hạn chế mức mà các công ty lọc dầu và các nhà giao dịch phải trả khi mua dầu thô của Nga, một động thái mà Nga tuyên bố sẽ không tuân thủ và có thể vận chuyển dầu tới các nước không thực hiện trần giá.

Các nhà lãnh đạo G7 cũng cân nhắc các lựa chọn khác, trong đó có việc cấm vận chuyển dầu mỏ của Nga.

Ngày 31/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và tân Bộ trưởng Tài chính Anh Nadhim Zahawi đã thảo luận về kế hoạch áp trần giá.

Bà Yellen nói, thời điểm xung đột đã khiến giá năng lượng ở mức cao trên toàn cầu, trần giá là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để kiểm soát lạm phát, khi đảm bảo dòng chảy dầu mỏ vào thị trường toàn cầu ổn định ở mức giá thấp.

Trong khi ông Zahawi bày tỏ tin tưởng các đồng minh phương Tây có thể thực thi trần giá để giảm nguồn thu của Nga và duy trì sự ổn định của giá dầu.

Phản ứng trước cuộc họp, phía Nga cho biết ý tưởng áp đặt giới hạn giá dầu Nga là vô lý và Moscow sẽ không giao dầu và các sản phẩm dầu khác cho các quốc gia ủng hộ quyết định này.

Phương Tây đã áp dụng nhiều lệnh trừng phạt lên mặt hàng năng lượng của Nga sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, Nga vẫn đang chống chịu và thậm chí thu được lợi nhuận lớn hơn từ các mặt hàng dầu mỏ, khí đốt chủ lực, trong khi nhiều nước châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn tới lạm phát kỷ lục.

Xem thêm

Khởi động Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh Quốc

Khởi động Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh Quốc

Hội nghị sẽ thảo luận về cách thức đối phó với những thách thức toàn cầu như hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…