Giá lợn hơi ngày 7/8: Bắc Giang và Hưng Yên cao nhất cả nước

Giá lợn hơi ngày 7/8, tiếp tục đứng yên trên diện rộng giá cao nhất vẫn là 63.000 đồng/kg ở Bắc Giang và Hưng Yên...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn đang xây dựng và ban hành tiêu chí mô hình vùng an toàn dịch bệnh tập trung đầu tiên ở vùng Đông Nam Bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn đang xây dựng và ban hành tiêu chí mô hình vùng an toàn dịch bệnh tập trung đầu tiên ở vùng Đông Nam Bộ

Giá lợn hơi ngày 7/8 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 57.000 đồng/kg đến 63.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 59.000 - 63.000 đồng/kg. Trong đó Bắc Giang và Hưng Yên ghi nhận mức cao nhất 63.000 đồng/kg.

Thấp hơn một chút là Thái Bình có giá giao dịch là 62.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại có mức thu mua từ 59.000 đồng/kg đến 61.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-06 083758.png
Bảng giá lợn hơi ngày 7/8 tại miền Bắc

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 58.000 – 60.000 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng là địa phương ghi nhận giá thấp nhất với 58.000 đồng/kg. Tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An ghi nhận mức giá cao nhất là 60.000 đồng/kg. Riêng các tỉnh còn lại cùng ghi nhận mức giá thu mua từ 59.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-06 084057.png
Bảng giá lợn hơi ngày 7/8 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 57.000 đồng/kg - 60.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Đồng Tháp và Cà Mau có giá thu mua 60.000 đồng/kg.

Tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Kiên Giang có giá giao dịch là 58.000 đồng/kg. Riêng Sóc Trăng ghi nhận mức thấp nhất 57.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại có giá giao dịch là 59.000 đồng/kg.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-06 084503.png
Bảng giá lợn hơi ngày 7/8 tại miền Nam

Việt Nam hiện đã có các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu đi các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Song, để mở rộng được vùng an toàn dịch bệnh thì Việt Nam phải nhận thức được đúng nhu cầu muốn xuất khẩu, từ đó xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với những tiêu chí rõ ràng.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang xây dựng và ban hành tiêu chí mô hình vùng an toàn dịch bệnh tập trung đầu tiên ở vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng có quy mô về chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn của cả nước. Việc đẩy nhanh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại “thủ phủ” của ngành chăn nuôi, kết hợp đàm phán với các quốc gia nhập khẩu để xây dựng chuỗi xuất khẩu đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để sớm thúc đẩy chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm