Hà Nội hạn chế đấu giá đất cho cá nhân

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo hạn chế đấu giá đất giao cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, ưu tiên đấu giá đất cho tổ chức thực hiện dự án đầu tư...

Hà Nội sẽ ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư
Hà Nội sẽ ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về công tác đấu giá đất trên địa bàn. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện quy định về đấu giá đất, trong đó hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án đầu tư theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ thực hiện cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phải kịp thời phối hợp, hướng dẫn các huyện tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình xác định giá đất.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng lưu ý các đơn vị tổ chức đấu giá đất xem xét việc quy định bước giá, hình thức đấu giá sẽ đấu nhiều vòng bắt buộc đảm bảo tính cạnh tranh và sát giá thị trường.

Tại văn bản, UBND thành phố yêu cầu yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Còn Công an thành phố có trách nhiệm phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá đất. Đồng thời, đơn vị này phải đề xuất giải pháp ngăn chặn hoặc hạn chế việc tiếp tục tham gia đấu giá đối với các trường hợp đã từng tham gia đấu giá, trả giá cao bất thường để trúng đấu giá nhưng sau đó không nộp tiền.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Công văn số 5333/BXD-QLN gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình giá bất động sản. Bộ Xây dựng cho biết, hiện tượng trả giá rất cao một số lô rồi “bỏ cọc”, tạo mặt bằng “giá ảo” để thao túng thị trường hay mua đi, bán lại nhiều lô đất nhằm thu lợi bất chính diễn ra phổ biến tại nhiều nơi, thậm chí mang tính tổ chức.

Vừa qua, xuất hiện một số trường hợp có kết quả trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm và cũng có tác động đến thị trường bất động sản khu vực. Theo phản ánh ban đầu, tại một số địa bàn ở Hà Nội, kết quả đấu giá và trúng đấu giá được ghi nhận ở mức rất cao như tại huyện Hoài Đức, mức trúng đấu giá cao gấp 18 lần giá khởi điểm

Theo Bộ Xây dựng, kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động tiêu cực đến mặt bằng giá đất, quan hệ cung - cầu nhà ở, thị trường bất động sản. Bộ cũng đưa ra 4 tác động tiêu cực từ hiện tượng này đến thị trường bất động sản.

Hệ lụy đầu tiên là mức giá trúng cao có thể lấy làm thông tin tham chiếu, xác định giá đất tạo ra mặt bằng giá mới, thậm chí có thể cao hơn nhiều cho khu vực lân cận địa điểm đấu giá. Điều này gây bất lợi cho các dự án đã được chấp thuận nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất.

Thứ hai, tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản đã hoặc đang bán ở gần nơi đấu giá bởi trên thực tế, giá trúng đấu giá thường là giá cơ sở để tổ chức, cá nhân tham chiếu và xác định giá để chuyển nhượng bất động sản.

Thứ ba, giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào, kéo theo tăng giá nhà ở, bất động sản. Các doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án bất động sản bình dân với giá thấp, mà bắt buộc phải làm nhà cao cấp, siêu sang mới có thể thu hồi vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Thứ tư, mặt bằng giá đất cao cũng góp phần khiến doanh nghiệp không thể có phương án đầu tư, kinh doanh hiệu quả. Điều này làm cho các dự án không thu hút được đầu tư xây dựng, gây suy giảm, hạn chế nguồn cung trong tương lai.

Thứ năm, kết quả trúng đấu giá cao bất thường ảnh hưởng, gây khó cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư với các dự án sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội. Người dân có đất bị thu hồi cũng dễ bị kích động, có thể khiếu nại yêu cầu phương án bồi thường cao hơn, gây mất ổn định xã hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị phạt 1 tỷ đồng

Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ