Hải quân Anh – Mỹ tiến vào biển Barents sau 40 năm vắng bóng

Ngày 04/05/2020, Bộ tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ/ Châu Âu-Châu Phi/ Hạm đội 6 cho biết trong một thông cáo báo chí, Hải quân Mỹ và Anh tiến vào Biển Barents thực hiện các hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải trên Bắc Băng Dương.

Các khu trục hạm Hải quân Mỹ USS Donald Cook, USS Porter, USS Roosevelt, khinh hạm HMS Kent của Hải quân Hoàng gia Anh, được hỗ trợ bởi tàu hậu cần kỹ thuât USNS Supply, đã tiến vào Barents "để khẳng định tự do hàng hải theo Luật pháp Quốc tế và hiện thực hóa sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các đồng minh" - thông cáo báo chí cho biết.

Barents là vùng nước thuộc Bắc Băng Dương, nằm phía bắc Na Uy và Nga. Tại Severomorsk thuộc vùng biển này có căn cứ thường trú Hạm đội phương Bắc Nga. Hạm đội phương Bắc có trong biên chế lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược, hoạt động thường xuyên dưới biển Barents.

Hải quân Mỹ cho biết, các chiến hạm nổi của lực lượng đã không hoạt động trên Barents từ giữa những năm 1980. Ngày 01.05.2020, Bộ Hải quân Mỹ thông báo cho Bộ Quốc phòng Nga về hoạt động này "nhằm tránh hiểu lầm, giảm rủi ro và ngăn chặn nguy cơ xung đột không chủ ý."

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Hạm đội phương Bắc bắt đầu theo dõi các hạm tàu của Mỹ và Anh, đi vào khu vực Biển Barents lúc 7 giờ sáng giờ Moscow, hoặc nửa đêm trên Bờ Đông Mỹ.

"Trong thời điểm căng thẳng đầy thử thách này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng tôi duy trì nhịp độ hoạt động ổn định trên khắp chiến trường châu Âu, đồng thời thực hiện các biện pháp thận trọng nhằm bảo sức khỏe của lực lượng trước đại dịch Covid-19" - Phó Đô đốc Lisa Franchetti, Tư lệnh trưởng Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo báo chí.

Các chiến hạm Anh - Mỹ tiến vào vùng biển Barents

Ngày 01/05, khinh hạm HMS Kent, phối hợp với khu trục hạm USS Donald Cook, USS Porter, USNS Supply, một tàu ngầm và một máy bay tuần biển chống ngầm P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ tham gia cuộc diễn tập chống ngầm trên Vòng cung Bắc Cực thuộc Biển Na Uy.

Khoảng 1.200 lính thủy Mỹ và Anh đã tham gia cuộc diễn tập trận, thử nghiệm "các thủy thủ đoàn trong điều kiện khó khăn cao độ, đồng thời tăng cường sự ổn định và an ninh khu vực" - thông cáo báo chí của Hạm đội 6 tuyên bố.

Đại tá hải quân Matt Sykes, thuyền trưởng của HMS Kent cho biết: "Những thách thức khi hoạt động trong môi trường khắc nghiệt này cần được đánh giá đúng mức, sự hiện diện của khinh hạm HMS Kent trong cuộc diễn tập tiếp tục thể hiện cam kết của Vương quốc Anh đối với khu vực Bắc Đại Tây Dương và vùng cực bắc".

Bắc Cực hiện đang là mối quan tâm mới, quan trọng đối với NATO trong bối cảnh căng thẳng với Nga. Hải quân Mỹ cũng đã tăng cường thời gian hiện diện trong vùng nước băng giá này để tích lũy kinh nghiệm.

Vào cuối năm 2018, NATO tiến hành cuộc tập trận Trident Joped, lần đầu tiên kể từ những năm 1990 có sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ trên Vòng Bắc Cực.

Các hạm tàu khác của Hải quân Mỹ, trong đó có  USS Donald Cook , đã tiến vào Bắc Cực trong cuộc diễn tập này và vào tháng 9. Bộ Hải quân Mỹ gần đây tái thành lập Hạm đội 2,  đưa các sĩ quan, quân nhân đến Iceland thực hành chỉ huy và kiểm soát, điều hành các chiến hạm trên vùng Bắc Cực.

Biển Na Uy có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt, các tàu ngầm Nga đi từ Bắc Cực đến Đại Tây Dương sẽ đi qua và vùng nước này được gọi là Greenland-Iceland-UK Gap, đây cũng là khu vực mà NATO theo dõi rất chặt trong Chiến tranh Lạnh.

Phát ngôn viên Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập ở Barents cho biết: "Hải quân đồng minh và đối tác phải rất thành thạo trong mọi môi trường hoạt động để đảm bảo an ninh và duy trì khả năng tiếp cận các vùng biển ".

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…