Hải quân Mỹ thử nghiệm bom lượn thông minh trên tiêm kích F/A -18E/F

Hải quân Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm, trang bị cho tiêm kích đa nhiệm Super Hornet F / A-18E / F, bom lượn GBB-53 / B StormBreaker, có khả năng tấn công các mục tiêu cơ động trong điều kiện thời tiết xấu.

Bom thông minh StormBreaker mới, thường được gọi là vũ khí săn tăng thông minh, là loại đạn lượn có cánh, tự động phát hiện và phân loại các mục tiêu cơ động di chuyển trong tình huống tầm nhìn kém do tối trời, thời tiết xấu, khói hoặc bụi do máy bay trực thăng tạo lên.

Bom thông minh GBB-53 / B StormBreaker

Cristy Stagg, giám đốc chương trình StormBreaker, cho biết, bom lượn này là vũ khí duy nhất cho phép phi công tấn công những mục tiêu đang di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, khói bụi che khuất mục tiêu. Các phi công Super Hornet có thể sử dụng khả năng quan sát thấp như một lợi thế khi hoàn thiện tích hợp StormBreaker với F / A-18E / F, được đưa vào khai thác sử dụng.

Trong quá trình thử nghiệm của Hải quân Hoa Kỳ, tên lửa StormBreaker tách khỏi máy bay an toàn, tiếp nhận thành công dữ liệu điều khiển từ máy bay, dẫn đường tên lửa đến mục tiêu trong quá trình bay.

StormBreaker được trang bị đầu tự dẫn ba chế độ tiên tiến là cảm biến laser bán tích cực, cảm biến hồng ngoại hình ảnh (I2R) và radar sóng milimet thành một khẩu độ chung. Phi công sử dụng chế độ dẫn đường laser bán chủ động hoặc định vị vệ tinh GPS bán chủ động để tiêu diệt mục tiêu.

Bom lượn StormBreaker có kích thước nhỏ cho phép sử dụng một số lượng nhỏ máy bay tiêu diệt cùng số lượng mục tiêu, một ưu thế so với các loại vũ khí hạng nặng, cần nhiều hơn phương tiện mang cho cùng một số lượng mục tiêu. Bom lượn có thể bay hơn 45 dặm (72 km) tấn công các mục tiêu di động, cho phép máy bay không đi vào khu vực phòng không nguy hiểm.

F-15E Eagle là phương tiện mang đầu tiên của bom StormBreaker; Vũ khí cũng sẽ được tích hợp trên tiêm kích tàng hình  F-35 Joint Strike Fighter.

Hải quân Mỹ thử nghiệm bom thông minh GBB-53 / B StormBreaker

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...