Hoa Kỳ chính thức loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35

Hoa Kỳ cho biết vào thứ Tư (17/7) theo giờ địa phương rằng họ đã loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35, một động thái “trừng phạt” đối với việc Ankara nhận hệ thống phòng thủ tên
Hoa Kỳ chính thức loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35

Các bộ phận đầu tiên của hệ thống phòng không S-400 đã được chuyển giao tới căn cứ không quân quân sự Murted tại phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Sáu (12/7) tuần trước, bất chấp các nỗ lực ngăn chặn từ Washington trong suốt nhiều tháng nay.

Trong một buổi họp ngắn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord tuyên bố: “Mỹ và các đối tác trong chương trình F-35 đã quyết định đình chỉ và đang trong quá trình chính thứ loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35.”

Bà cho biết thêm, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hơn 900 bộ phận của F-35, do đó sau khi các nhà cung cấp Thổ Nhĩ Kỳ chính thức bị cắt bỏ, chuỗi cung ứng này sẽ được chuyển về các nhà máy khác tại Mỹ. Đồng thời, việc việc chuyển chuỗi cung ứng sẽ khiến Hoa Kỳ tiêu tốn thêm 500-600 triệu USD chi phí kỹ thuật không định kỳ.

Chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mất đi nhiều việc làm và cơ hội kinh tế trong tương lai từ quyết định này. Họ sẽ không còn nhận được 9 tỷ USD trong các công việc liên quan đến F-35,” bà Ellen Lord cho hay.

Máy bay chiến đấu F-35 là máy bay tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Hoa Kỳ, được các thành viên NATO và nước đồng minh khác của Hoa Kỳ sử dụng. Washington lo ngại rằng việc triển khai S-400 cùng F-35 sẽ cho phép Nga thu được “quá nhiều thông tin bên trong về hệ thống của máy bay”. Washington từ lâu đã nói rằng việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đến việc nước này bị trục xuất khỏi chương trình F-35.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hành động này của Hoa Kỳ là không công bằng và có thể sẽ ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước. “Chúng tôi mong muốn Hoa Kỳ sẽ quay lại và thay đổi ý định sai lầm này – điều có thể gây ra những ‘vết thương’ không thể nào khắc phục trong mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.”

Việc mua lại S-400 là một trong nhiều vấn đề của mối quan hệ đang có dấu hiệu lung lay giữa hai nước đồng minh, trong đó bao gồm cả tranh chấp chiến lược ở Syria phía đông sông Eupharates, nơi Mỹ liên minh với lực lượng người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là kẻ thù.

Bà Ellen Lord cho biết thêm về kế hoạch loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35, bắt đầu từ việc tạm dừng huấn luyện cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ. “Các nhân viên và phi công Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trực tiếp rời khỏi Hoa Kỳ vào ngày 31/7 tới”.

Hoa Kỳ đang xem xét mở rộng doanh số bán máy bay phản lực cho các quốc gia khác, bao gồm Rumani, Hy Lạp, Ba Lan – vào thời điểm các đồng minh châu Âu tăng cường phòng thủ quân sự trước sự củng cố sức mạnh của Nga.

Phó đại diện quốc phòng Mỹ, ông David Trachtenberg nói với các phóng viên tại cuộc họp giao ban rằng Hoa Kỳ vẫn rất coi trọng mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ tuy nhiên, quyết định [loại bỏ] này là "một phản ứng nhất định đối với một hành động cụ thể”.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…