Hoa Kỳ hỗ trợ nông dân chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại

Chính phủ Hoa Kỳ sẽ trả tối thiếu 15 USD/ mẫu đất (acre) cho những người nông dân chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.
Hoa Kỳ hỗ trợ nông dân chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Sonny Perdue cho biết vào thứ Ba (23/7) rằng một gói viện trợ từ nhà nước sẽ được công bố trước cuối tuần này, trong đó mỗi gia đình nông dân đã chịu tác động của cuộc chiến thương mại sẽ được hỗ trợ tối thiểu 15USD cho mỗi mẫu đất acre.

*Một mẫu acre (mẫu Anh) tương đương ~4.000 mét vuông

Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này vào trước cuối tuần,” Bộ trường Sonny Perdue nói với các phóng viên khi được hỏi về khoản viện trợ, dự kiến lên tới 16 tỷ USD.

Những người nông dân Hoa Kỳ - nhóm cử tri quan trọng đối với TT Donald Trump – đã phải chịu các tác động nặng nề trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đậu nành – vốn là mặt hàng trang trại xuất khẩu có giá trị nhất của nền nông nghiệp Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi hàng loạt các đơn hàng sang thị trường Trung Quốc trượt giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm.

Chương trình viện trợ mới sẽ là vòng hỗ trợ thứ hai cho người nông dân Mỹ, sau kế hoạch 12 tỷ USD của Bộ Nông nghiệp vào năm ngoái đề bù lại mức giá thấp của hàng nông sản và tình trạng mất doanh thu, xuất phát từ những tranh chấp thương mại với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thiết kế chương trình viện trợ dựa trên phản hồi từ người dân. Gói viện trợ mới sẽ có một tỷ lệ thanh toán duy nhất cho mỗi Hạt (tỉnh), được tính dựa trên thiệt hại trong khu vực thay vì tỷ lệ hàng hoá trên toàn quốc.

Bộ trưởng Perdue cho biết, khoản thanh toán tối thiểu sẽ là 15 USD/mẫu. “Hiện tại chúng tôi đang dự tính về 3 đợt; có thể là 50% hoặc tối thiểu 15 USD/mẫu như ban đầu dự tính”. Ông Perdue cũng nói thêm, đợt thứ hai và thứ ba sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường.

“Mức tối thiểu 15 USD/mẫu sẽ giúp những người cho vay nông nghiệp được thoải mái hơn. “Việc này sẽ giúp mang đến một số sự ổn định cho các tổ chức cho vay”, ông Craig Ratajczyk, Giám đốc điều hành Hiệp hội Đậu tương Illinois chia sẻ bên lề một hội nghị công nghệ nông nghiệp tại Chicago.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Nhật Bản, TT Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ. TT Trump cũng nói tại thời điểm đó rằng ông sẽ không áp thuế bổ sung lên hàng hoá Trung Quốc và các quan chức Hoa Kỳ cũng nói rằng Trung Quốc đồng ý sẽ mua các sản phẩm nông sản từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào ngày 11/7 vừa qua, TT Donald Trump cho biết, Trung Quốc đã không thực hiện theo lời hứa mua hàng nông sản của Hoa Kỳ.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…