HoREA: Khung giá đất hiện tại vênh thực tế 50%, đề xuất 3 khung giá đất mới

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND TP. HCM góp ý về khung giá đất giai đoạn 2019 - 2024.
HoREA: Khung giá đất hiện tại vênh thực tế 50%, đề xuất 3 khung giá đất mới

Tuy nhiên, theo HoREA, khung giá đất ở tại các đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng giá đất trong Bảng giá đất chỉ bằng 30 - 50% giá thực tế.

Do đó, Hiệp hội đề ra 3 phương án xây dựng khung giá đất mới với điều kiện giữ nguyên mức giá tối thiểu. Giá tối đa các phương án sẽ là gấp đôi, gấp rưỡi và tăng 30% so với mức áp dụng hiện nay.

Phương án 1 là giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng gấp đôi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay. Theo đó, khung giá đất ở giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2; giá tối đa 330 triệu đồng/m2. Khung giá đất thương mại, dịch vụ giá tối thiểu 1,2 triệu đồng/m2; giá tối đa 260 triệu đồng/m2. Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ giá tối thiểu 900.000 đồng/m2; giá tối đa 200 triệu đồng/m2.

Phương án 2, giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng gấp rưỡi mức giá tối đa so với mức giá hiện nay. Như vậy, khung giá đất ở giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2; giá tối đa 246 triệu đồng/m2. Khung giá đất thương mại, dịch vụ giá tối thiểu 1,2 triệu đồng/m2; giá tối đa 195 triệu đồng/m2. Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ giá tối thiểu 900.000 đồng/m2; giá tối đa 148 triệu đồng/m2.

Phương án 3, giữ nguyên mức giá tối thiểu; tăng khoảng 1/3 mức giá tối đa so với mức giá hiện nay. Cụ thể, khung giá đất ở có giá tối thiểu 1,5 triệu đồng/m2; giá tối đa 215,4 triệu đồng/m2. Khung giá đất thương mại, dịch vụ giá tối thiểu 1,2 triệu đồng/m2; giá tối đa 172,3 triệu đồng/m2. Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ giá tối thiểu 900.000 đồng/m2; giá tối đa 129,2 triệu đồng/m2.

Hiệp hội cho rằng phương án 3 có mức giá hợp lý nhất. Nếu trong trường hợp Chính phủ cân nhắc các yếu tố vĩ mô mà không thể lựa chọn phương án 3, HoREA cho rằng có thể xem xét lựa chọn phương án 2, không nên lựa chọn phương án 1.

Đối với phương án 3, TP. HCM có thể quy định bảng giá đất với mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với khung giá đất. Như vậy, giá đất ở tối đa 280 triệu đồng/m2, giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 223,9 triệu đồng/m2, giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 167,9 triệu đồng/m2.

Nếu áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm thì mức giá hệ số Khu vực 1 là 2,5 lần thì giá đất tương ứng để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước: Giá đất ở tối đa 700 triệu đồng/m2, giá đất thương mại, dịch vụ tối đa 559,7 triệu đồng/m2, giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tối đa 419,7 triệu đồng/m2.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…