Huế phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ phát triển du lịch

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa thông qua Đề án "Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên- Huế phục vụ phát triển du lịch", với kinh phí thực hiện hơn 4,1 tỷ đồng.

Đề án được đưa ra nhằm khai thác, phát huy các thế mạnh, tiềm năng của di tích gắn với các chương trình trọng điểm du lịch dịch vụ của địa phương.

Di tích nhà lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại 112 – Mai Thúc Loan là di tích quan trọng nhất trong số những di tích về nơi Người đã sống những năm 1895-1901... Ảnh: cand.com.vn
Di tích nhà lưu niệm thời niên thiếu Bác Hồ tại 112 – Mai Thúc Loan là di tích quan trọng nhất trong số những di tích về nơi Người đã sống những năm 1895-1901... Ảnh: cand.com.vn

Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, mục tiêu chung của Đề án là định hướng phát triển du lịch Bảo tàng và hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, phù hợp với các quy hoạch, chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ của tỉnh. Đồng thời, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư tu bổ, tôn tạo hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; đổi mới trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế, tạo địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, đồng thời là điểm du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn, thu hút khách tham quan…

Theo Đề án này, trong năm 2021, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ xây dựng và đưa vào thực nghiệm các sản phẩm du lịch phù hợp, như: tour tham quan các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp các di tích lịch sử văn hóa và sản phẩm du lịch tại địa phương; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, phát triển các dịch vụ văn hóa tại các di tích và đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan từ năm 2022.

Dự kiến đến năm 2025, hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên- Huế cơ bản được tu bổ, tôn tạo hoàn chỉnh. Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên-Huế được đổi mới trưng bày, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn trong hệ thống điểm tham quan du lịch của tỉnh.

Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương, hiện nay trong cả nước có 663 di tích và địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ, phân bổ trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố. Riêng ở tỉnh Thừa Thiên- Huế, hiện còn khoảng 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ, hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người.

Đó là ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, TP Huế, nơi ở của gia đình Người trong thời gian từ 1895-1901; ngôi nhà ông Nguyễn Sĩ Độ ở Dương Nỗ (huyện Phú Vang), nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đưa hai con Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về dạy học từ 1989-1900.

Địa danh gắn với Nguyễn Sinh Cung trong thời gian cậu theo cha về dạy học ở làng Dương Nỗ, như: Bến Đá bên bờ sông Phổ Lợi, Am Bà, Đình làng Dương Nỗ. Địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Bác Hồ) ở chân núi Tam Tầng, xã Thủy An (nay là phường An Tây, TP Huế).

Ngôi nhà Dãy trại gần cửa Đông Ba - nay là nhà 47 Mai Thúc Loan (TP Huế, nơi Nguyễn Tất Thành cùng cha và anh ở từ năm 1906-1909. Địa điểm Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, nay là công viên Phan Đăng Lưu, TP Huế (nơi Nguyễn Tất Thành đã học tiểu học những năm 1906-1908).

Trường Quốc học nơi Bác Hồ từng theo học thời trẻ được công nhận là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

Trường Quốc Học Huế, nơi Nguyễn Tất Thành đã học từ năm 1908-1909. Địa điểm tòa Khâm sứ Trung kỳ, nay là Trường Đại học Sư phạm Huế (nơi Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế tháng 4-1908)… Trong số đó, có nhiều di tích đã được Nhà nước cấp Bằng công nhận là di tích Quốc gia.

Bên cạnh đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên-Huế nằm trên đường Lê Lợi (TP Huế) hiện đang lưu giữ, bảo quản hơn 16.000 tư liệu, hiện vật; trong đó có nhiều tư liệu, hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm

Hà Nội siết chặt quản lý trong các hoạt động du lịch

Hà Nội siết chặt quản lý trong các hoạt động du lịch

Sở Du lịch Hà Nội vừa có văn bản số 327/SDL-QLCSLT gửi các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động du lịch trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Madam Pang sở hữu bộ sưu tập hàng hiệu đồ sộ

Người đứng sau đế chế Hermes tại “xứ chùa Vàng”

Madam Pang được người hâm mộ bóng đá biết đến là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nhưng có thể nhiều người chưa biết, bà còn là nữ doanh nhân đứng sau “đế chế” thời trang đồ hiệu xa xỉ trên đất Thái…

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Rủi ro tiềm ẩn khi chơi Pickleball

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng bộ môn thể thao Pickleball cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây chấn thương khó lường…