Hyundai Motor có kế hoạch rời khỏi Nga, bán lại nhà máy cho nước ngoài

Hyundai Motor có kế hoạch rời khỏi Nga và bán các nhà máy sản xuất của mình ở đó cho một công ty Kazakhstan…
Hyundai Motor

Kênh truyền hình MBC của Hàn Quốc mới đây đã đưa tin về việc Hyundai Motor đang có ý định bán lại nhà máy của mình tại Nga và đang chờ sự chấp thuận cuối cùng từ chính phủ.

"Đúng là có những cuộc thảo luận đang diễn ra liên quan đến việc mua bán, nhưng vẫn chưa có gì được quyết định," Hyundai Motor phản hồi lại yêu cầu bình luận từ MBC.

Trước đó vào tháng 3, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc cho biết họ đang xem xét các lựa chọn khác nhau cho hoạt động tại Nga. 

Vào năm 2011, Tập đoàn Hyundai đã đầu tư 500 triệu euro để thành lập và phát triển nhà máy ở St. Petersburg. Trước thời kỳ chiến tranh, nhà máy này hàng năm chịu trách nhiệm sản xuất hơn 200.000 sản phẩm cho các dòng xe phổ biến của Hyundai Motor như như Solaris và Creta, chiếm khoảng 4% năng lực sản xuất toàn cầu của công ty. 

Tính riêng năm 2021, Hyundai Motor và "người anh em" Kia (công ty con trực thuộc tập đoàn Hyundai) đã bán tổng cộng hơn 370.000 xe tại Nga vào năm ngoái, chiếm vị trí thứ hai tại thị trường Nga.

Kể từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các hãng xe châu Âu như BMW, Volkswagen và Mercedes-Benz đều lần lượt rút khỏi thị trường Nga. Tập đoàn Renault, chiếm thị phần lớn nhất tại Nga cũng đóng cửa hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhật Bản như Toyota và Nissan cũng đã rời khỏi nước này. Giờ đây, khi những người chơi toàn cầu đã rút lui, các thương hiệu Trung Quốc đang dần thay thế vị trí của họ trong nền kinh tế Nga. 

Trên thực tế, Hyundai hiện là một trong những số ít nhà sản xuất ô tô quốc tế còn lại ở Nga. Tuy nhiên, Hyundai Motor đã tạm ngừng hoạt động của nhà máy St. Petersburg bắt đầu từ tháng 3/2022 và sau đó tuyên bố dừng hoàn toàn vào tháng 10. Trong khi đó, Kia Corp., vốn sản xuất ô tô thông qua đối tác địa phương Avtotor, đến nay đã kết thúc các hợp đồng hợp tác. 

Nhiều nhà phân tích giải thích, việc Hyundai chưa dứt khoát rời khỏi Nga là bởi tài sản kinh doanh của tập đoàn tại đây lên tới 3 nghìn tỷ won và việc tìm kiếm người mua lại không phải là dễ dàng trong thời kỳ chiến sự. Hơn nữa, Hyundai có thể đã dành thời gian để cân nhắc về những khó khăn mà công ty sẽ phải đối mặt nếu muốn tái gia nhập thị trường Nga sau khi chiến tranh kết thúc. Đây là một trong những lý do vì sao Hyundai cho đến nay vẫn duy trì các nhà máy ở Nga bất chấp chi phí bảo trì và nhân công.

Trong một tuyên bố trả lời Reuters vào sáng 27/4, Hyundai Motor cho biết họ đang xem xét các kịch bản khác nhau cho hoạt động kinh doanh tại Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng chưa có quyết định nào được chính thức thông qua cho đến nay. 

Xem thêm

Khánh thành nhà máy Hyundai Thành Công số 2

Khánh thành nhà máy Hyundai Thành Công số 2

Chiều 15/11, Tập đoàn Thành Công (TC Group) & Tập đoàn ô tô Hyundai chính thức khánh thành nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2 (HTMV2) tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…