Nestle, Philip Morris, Sony là những cái tên lớn tiếp theo quyết định rời khỏi Nga

Nestle, Philip Morris và nhà sản xuất trò chơi điện tử Sony đã tham gia vào danh sách các công ty đa quốc gia rút lui khỏi Nga khi áp lực gia tăng từ người tiêu dùng ở phương Tây.
Nestle, Philip Morris, Sony là những cái tên lớn tiếp theo quyết định rời khỏi Nga

Nestle, tập đoàn thực phẩm đóng gói lớn nhất thế giới, đã tiếp nối động thái của các đối thủ như Procter & Gamble và Unilever khi ngừng đầu tư vào Nga, cũng như Mondelez International sẽ thu hẹp các hoạt động không cần thiết nhưng cũng đồng thời vẫn sẽ duy trì nguồn cung cấp thực phẩm cần thiết tại Nga.

Nhà sản xuất thuốc lá Philip Morris cho biết họ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất, Imperial Brands đình chỉ sản xuất và British American Tobacco Plc thông báo hoạt động kinh doanh của họ ở Nga vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng họ đã tạm ngừng đầu tư vốn.

Sony, nơi hãng phim đã ngừng phát hành ở Nga, cho biết đơn vị game PlayStation của họ cũng sẽ ngừng vận chuyển và hoạt động ở Nga. “Sony Interactive Entertainment tham gia cùng cộng đồng toàn cầu trong việc kêu gọi hòa bình ở Ukraine.”

Hiện đang có thêm nhiều công ty thực hiện các hành động tương tự. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm việc tại nước này do các lệnh trừng phạt và thiếu hụt vận chuyển, bên cạnh áp lực từ người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Nhà sản xuất thiết bị hạng nặng Deere & Co cho biết họ “rất đau buồn trước sự leo thang nghiêm trọng của các sự kiện ở Ukraine”, và sẽ tuân theo các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và quốc tế.

Các công ty khách sạn như Hilton Worldwide Holdings và Hyatt Hotels Corp cho biết họ sẽ tạm ngừng phát triển ở Nga.

Yum Brands Inc, công ty mẹ của KFC, tiết lộ họ đang tạm dừng đầu tư vào Nga, thị trường đã giúp hãng đạt được mức phát triển kỷ lục vào năm ngoái.

Carlsberg cho biết họ đang ngừng sản xuất bia của Nga đối với nhãn hiệu bia cùng tên của mình trong khi vẫn giữ nhãn hiệu Baltika của Nga hoạt động. “Chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ đạo đức đối với các đồng nghiệp Nga của mình, những người là một phần không thể thiếu của Carlsberg, và những người không chịu trách nhiệm về các hành động của Chính phủ,” đại diện Carlsberg nói. 

Công ty thương mại điện tử Shopify Inc đã quyết định tham gia vào phong trào, cho biết họ sẽ đình chỉ các hoạt động của Nga và không thu phí từ các thương gia Ukraine, với lý do hàng triệu người tị nạn Ukraine cần được hỗ trợ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…