IMF thông qua gói hỗ trợ Covid-19 lớn nhất lịch sử

Ngày 2/8, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo, Hội đồng Thống đốc của tổ chức này đã thông qua mức phân bổ chung mới dành cho quyền rút vốn đặc biệt (SDR), tương đương 650 tỷ USD, trong nỗ lực thúc đẩy thanh khoản toàn cầu.
IMF thông qua gói hỗ trợ Covid-19 lớn nhất lịch sử

Trong tuyên bố mới nhất về gói cứu trợ này, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva khẳng định đây là một quyết định mang tính lịch sử - đợt phân bổ SDR lớn nhất trong lịch sử của IMF.

Bà Georgieva cho biết, đây là một “phát súng” nhằm thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu đang ở vào thời điểm khủng hoảng chưa từng có.

“Việc phân bổ SDR sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên, giải quyết nhu cầu dự trữ dài hạn trên toàn cầu, xây dựng lòng tin đồng thời thúc đẩy khả năng phục hồi và ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, mức phân bổ mới cũng sẽ giúp các quốc gia dễ bị tổn thương nhất hiện đang vật lộn để đối phó với các tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19”, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh.

Mức phân bổ chung mới SDR sẽ có hiệu lực từ ngày 23/8. Việc phân bổ các SDR mới sẽ được cung cấp dưới dạng hạn mức tín dụng cho các nước thành viên tương ứng với hạn ngạch mỗi quốc gia hiện có.

Khoảng 275 tỷ USD (khoảng 193 tỷ SDR) trong mức phân bổ mới sẽ được dành cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước có thu nhập thấp.

Bà Georgieva nói: “Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham gia một cách tích cực với các thành viên của mình để xác định các lựa chọn khả thi cho việc chuyển các SDR tự nguyện từ các nước thành viên giàu có hơn sang các nước thành viên nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch cũng như đạt được tăng trưởng bền vững và linh hoạt”.

SDR được phân bổ dựa theo quy mô nền kinh tế của một quốc gia và đóng góp của quốc gia đó vào dự trữ của IMF, vì vậy, các quốc gia giàu có hơn sẽ nhận được khoản phân bổ nhiều hơn. Tuy nhiên, những quốc gia giàu có hơn không cần khoản phân bổ này có thể chuyển chúng cho những quốc gia nghèo hơn.

Việc phân bổ SDR rất hiếm khi được thực hiện, lần gần đây nhất là phân bổ tương đương 250 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2009.

SDR là một dạng tài sản dự trữ quốc tế do IMF xây dựng từ năm 1969 nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên.

SDR được coi là loại tiền tệ quy ước của IMF sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên hoặc giữa các nước với nhau. Phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ trong rổ gồm USD, Euro, Yen, bảng Anh và Nhân dân tệ... để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên.

SDR ra đời cung cấp cho các quốc gia thành viên một nguồn lực bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. IMF nhận tiền đóng góp và sử dụng nguồn góp đó, cộng thêm với các tài trợ khẩn cấp đặc biệt để cho một số nước thành viên vay, nhằm ổn định cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngắn hạn. Số tiền cụ thể mà mỗi quốc gia phải đóng góp được IMF xem xét quyết định căn cứ tình hình kinh tế của quốc gia đó.

IMF sử dụng SDR làm cơ sở cho các khoản vay khẩn cấp của thể chế tài chính này.

Xem thêm

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

Nền kinh tế toàn cầu đang ở một "thời điểm nhạy cảm," đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.
IMF đề xuất 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

IMF đề xuất 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố đề xuất 50 tỷ USD nhằm chấm dứt Covid-19. Số tiền này sẽ dùng để mua vaccine tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số vào cuối năm 2021 và 60% vào nửa đầu năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...