IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

Nền kinh tế toàn cầu đang ở một "thời điểm nhạy cảm," đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.
IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

Đây là cảnh báo của Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đưa ra ngày 5/6.

Trên blog chính thức của IMF, Tổng giám đốc Christine Lagarde lưu ý các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 rằng, sau khi tính toán các khoản thuế gia tăng và những mức thuế trừng phạt khác trong tương lai như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa, GDP toàn cầu sẽ ngót mất 455 tỉ USD (10,58 triệu tỉ đồng) trong năm sau.

Con số này còn lớn hơn GDP của một trong các thành viên G20 là Nam Phi. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G20 đang chuẩn bị nhóm họp tại hội nghị diễn ra ở Nhật Bản vào cuối tuần này.

“Cần phải tránh xa những vết thương theo kiểu tự sát trên. Bằng cách nào ư? Bằng việc dỡ bỏ các rào cản thương mại vừa được thiết lập gần đây và tránh dựng thêm những hàng rào tương tự ở bất kỳ hình dạng nào”, theo bà Lagarde.

"Người đứng đầu IMF kêu gọi các chính phủ "giúp giảm tình trạng căng thẳng thương mại và loại bỏ những chướng ngại vật khác trên đường trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững hơn.

Trong báo cáo công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra cuối tuần này tại Osaka, Nhật Bản, bà Lagarde cho rằng ưu tiên trước mắt là giải quyết tình hình căng thẳng thương mại hiện nay đồng thời đề nghị các bộ trưởng và thống đốc hãy đưa việc giải quyết căng thẳng thương mại vào nghị trình ưu tiên khi gặp nhau tại Nhật Bản.

Cũng theo báo cáo của IMF, bất đồng thương mại và vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đồng nghĩa vẫn còn đó những quan ngại về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các nước phải tiếp tục thực thi những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

IMF nhấn mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn ở thời điểm nhạy cảm, việc kết hợp nhiều chính sách cần được xem xét thực hiện thận trọng.

Ngoài ra, với việc tỷ lệ lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương, IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách duy trì các biện pháp kích thích kinh tế, đồng thời sẵn sàng hành động trong trường hợp xuất hiện những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

>> Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lưỡng bại câu thương?

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…