IMF tiếp tục hạ thấp sức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019

Trong lần hạ dự báo thứ ba liên tiếp trong 6 tháng, IMF cho rằng kinh tế thế giới năm 2019 chỉ tăng 3,3%. Nhưng IMF cũng kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng lên 3,6% vào năm 2020.
IMF tiếp tục hạ thấp sức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại hạ thấp dự báo sức tăng trưởng kinh tế toàn cầu vì các rủi ro như căng thẳng thương mại gia tăng cùng việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) siết chặt chính sách tiền tệ.

IMF dự báo sức tăng trưởng thương mại thế giới sẽ tụt xuống còn 3,4% trong năm 2019, giảm mạnh so với 4% mà IMF kỳ vọng hồi đầu năm nay, và so với sức tăng trưởng thương mại năm 2018. Nhưng sức tăng trưởng thương mại năm 2020 sẽ là 3,9%.

Các nhà kinh tế học IMF dự báo sức tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2019 sẽ là 2,3%, giảm so với 2,9% năm 2018. Tại châu Âu, IMF kỳ vọng 19 quốc gia sử dụng đồng euro sẽ tăng trưởng 1,3%, yếu hơn so với tỉ lệ tăng trưởng 1,8% năm 2018 hoặc bất kỳ năm nào kể từ năm 2013.

IMF dự báo mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tăng 6,3%, tăng nhẹ so với 6,2% mà IMF từng dự báo IMF hồi tháng 1/2019. Năm 2018, kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng 6,6%, là mức tăng trưởng chậm nhất trong 28 năm qua.

IMF nói triển vọng sáng của Trung Quốc là sau việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn kế hoạch áp mức thuế 200 tỉ USD lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhưng IMF vẫn lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, và viễn cảnh Anh rời khỏi khối Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đè nặng lên nền kinh tế thế giới.

IMF dự báo sức tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản là 1,0%, giảm 0,1% điểm so với dự báo tháng 1/2019, nhưng tăng so với mức 0,8% hồi năm 2018.

"Tại cuộc họp báo, nhà kinh tế trưởng IMF Gita Gopinah cho biết, “đây là thời khắc nhạy cảm cho kinh tế thế giới”. Đồng thời lưu ý, IMF không dự báo sẽ có một cuộc suy thoái tầm quốc tế. 

Nếu hai nền kinh tế lớn nhất-nhì thế giới không đạt được một thỏa thuận thì kinh tế Mỹ sẽ bị tổn thất, dồng thời làm chệch nỗ lực của Trung Quốc để phục hồi nền kinh tế nước này. Và nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trầm trọng hơn, thì sẽ làm giảm đầu tư kinh doanh, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng trưởng chậm lại.

Theo IMF, một rủi ro khác cho sức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, là các ngân hàng trung ương thay đổi chính sách tiền tệ, nhất là FED. Hạ tuần tháng 3, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản trong vùng mục tiêu 2,25 - 2,5%. FED cũng quyết định sẽ không phát tín hiệu tăng lãi suất trong năm 2019, sau 4 đợt nâng hồi năm 2018.

IMF còn nêu các rủi ro khác, gồm không có được thỏa thuận nào cho vụ Brexit (Anh rời khỏi EU), sự bất ổn chính trị khi nhiều nước tổ chức bầu cử và căng thẳng địa-chính trị ở Đông Á.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...