Người phát ngôn của Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran khẳng định, Iran sẵn sàng "vượt rào" về sản xuất uranium nếu Châu Âu không có một động thái nào trong cuộc căng thẳng về hạt nhân giữa Mỹ và Iran. Việc tăng sản xuất uranium sẽ làm gia tăng căng thẳng khi đạt đến giới hạn trong các điều khoản của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Bất kỳ hành động nào tương tự như vậy đều có thể đẩy căng thẳng giữa Iran và Tổng thống Donald Trump về vấn đề hạt nhân lên nấc thang mới. TT Trump, trước đó, khẳng định, sẵn sàng dùng biện pháp mạnh, vũ khí quân sự để ngăn chặn Iran phát triển hạt nhân.
Cách đây một tháng, Iran cho biết, có thể, trong 2 tháng tới, họ có thể hạn chế tuân thủ các quy định trong hiệp ước liên quan đến vũ khí hạt nhân đã ký với các nhiều quốc gia trên thế giới vào năm 2015 để bảo vệ nền kinh tế của quốc gia này trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Thoả thuận hạt nhân dài 2 tháng mà Iran ký kết với JCPOA sẽ không thể được gia hạn. Giai đoạn thứ hai sẽ được thực hiện đúng như kế hoạch", phát ngôn viên của cơ quan nguyên tử của Beh Behz Kamalvandi khẳng định với tờ TASnim.
Bộ trường dầu mỏ Iran nhận định, các quốc gia Châu Âu không hề có ý định giúp đỡ Iran chống lại các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Đơn cử, Châu Âu không có ý định mua dầu từ Iran để hỗ trợ ngành năng lượng của quốc gia này.
"Nỗi lo lắng về cuộc đối đầu giữa Iran và Hoa Kỳ đã nhen nhóm từ tuần trước sau các cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu gần tuyến đường vận chuyển chiến lược tại eo biển Hormuz ở lối vào Vịnh Ba Tư. Washington đổ lỗi cho Iran. Ngay sau đó, Lầu Năm Góc tuyên bố gửi khoảng 1.000 lính Mỹ đến Trung Đông, với lý do lo ngại về mối đe dọa từ Iran. Trong khi đó, Iran tuyên bố không liên quan đến cuộc tấn công này và khẳng định, không có ý định đối đầu quân sự với Mỹ.
Hiệp ước hạt nhân Iran năm 2015 ra đời để Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân, đổi lại là gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế được áp dụng lên quốc gia này. Hiệp định này hạn chế Iran sản xuất thêm uranium cũng như giới hạn trữ lượng uranium trong 15 năm.
Liên Hợp Quốc đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra để xác minh sự tuyên thủ hiệp ước này của Iran. Chính phủ Tehran luôn khẳng định, chương trình hạt nhân chỉ dùng để phát điện và các mục đích hòa bình khác.
Nhưng TT Trum lại rút khỏi thỏa thuận này vì cho rằng, điều này không hạn chế được việc Iran theo đuổi chương trình tên lửa hay phát huy các lệnh trừng phạt khi Iran tiến hành các cuộc chiến ủy nhiệm ở Trung Đông. Hành động của TT Trump đã buộc các nước trên thế giới phải lựa chọn hoặc tẩy chay dầu Iran hoặc đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Anh, Pháp và Đức đã lên kế hoạch "níu giữ" Iran trong thỏa thuận năm 2015 nhưng các quan chức Châu Âu thừa nhận, con đường ngoại giao giữa các bên đang trên đà chấm dứt.
Theo Reuters
>> Mỹ bất ngờ cảnh báo Anh về vấn đề Iran