Iran nỗ lực 'giải cứu' thỏa thuận hạt nhân bị Mỹ xé bỏ

Ngoại trưởng Iran nói ông tràn đầy hy vọng về "tương lai rõ ràng" của thỏa thuận đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau sự rút lui của Mỹ.
Iran nỗ lực 'giải cứu' thỏa thuận hạt nhân bị Mỹ xé bỏ

Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh hôm 13/5. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi hy vọng với chuyến thăm Trung Quốc và các nước khác, chúng ta có thể xây dựng một kế hoạch tương lai rõ ràng hơn cho thỏa thuận toàn diện", Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh hôm 13/5, theo AFP.

Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên của ngoại trưởng Iran trong hành trình công du được cho là nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 mà Mỹ vừa rút khỏi. Các điểm đến tiếp theo của ông Zarif là Moscow, Nga và Brussels, nơi có trụ sở Liên minh Châu Âu (EU).

Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh hôm 13/5. Ảnh: AFP.
Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức là các bên còn lại trong thỏa thuận có tên gọi chính thức là "Kế hoạch Hành động Toàn diện chung" (JCPOA), cùng với Mỹ và Iran. Thỏa thuận ra đời nhằm buộc Tehran chấm dứt làm giàu urani, hướng đến sản xuất bom nguyên tử và đổi lại, Tehran sẽ được gỡ bỏ cấm vận về kinh tế.

Tại Bắc Kinh, ông Zarif nói rằng Iran đã "sẵn sàng cho mọi giải pháp", theo hãng tin ISNA của nước này.

"Nếu thỏa thuận hạt nhân tiếp tục, lợi ích của người dân Iran phải được đảm bảo", ông nói thêm.

Sau cuộc gặp, ông Zarif và ông Vương ca ngợi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ngoại trưởng Trung Quốc nói: "Tôi hy vọng và tin tưởng rằng chuyến thăm nhiều nước này sẽ giúp bảo vệ các lợi ích quốc gia chính đáng của Iran cũng như hòa bình và ổn định tại khu vực".

Chuyến đi của nhà ngoại giao hàng đầu Tehran diễn ra vào lúc căng thẳng tại khu vực đang gia tăng, sau khi quân đội Israel tấn công các mục tiêu Iran tại Syria hôm 10/5 làm ít nhất 11 binh sĩ người Iran thiệt mạng. Hành động này làm bùng lên nguy cơ về một cuộc xung đột trên diện rộng giữa hai đối thủ lâu năm.

Trước đó, ông Zarif đăng lên Twitter thông cáo chính thức của chính phủ, lên án "chính quyền cực đoan" của Tổng thống Mỹ Donald Trump vì từ bỏ "một thỏa thuận được công nhận là thắng lợi ngoại giao của cộng đồng quốc tế".

Thông cáo tái khẳng định việc Iran đang sẵn sàng khôi phục hoạt động làm giàu urani "ở mức độ công nghiệp mà không có bất cứ hạn chế nào", trừ khi châu Âu đảm bảo chắc chắn về việc Iran có thể duy trì giao thương bất chấp cấm vận mà Mỹ vừa tái áp đặt.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…