Iran phát triển UAV phản lực, phạm vi hoạt động đến 1000 km

Ngày 18/04/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Thiếu tướng Amir Hatami - tuyên bố, Quân đội Iran đã tiếp nhận ba loại máy bay không người lái (UAV) phát triển trong nước, sẽ trang bị cho lực lượng Phòng không - Không quân.

Hãng tin Tasnim dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Iran cho biết, loại UAV này được trang bị nhiều loại bom và tên lửa sử dụng trong chiến đấu, hoặc như các thiết bị nghi binh, đánh lừa địch nhằm chọc thủng mạng lưới phòng không đối phương. Và cũng có thể được sử dụng làm mục tiêu giả trong các hoạt động huấn luyện chiến đấu cho lực lượng Phòng không, Không quân.

“Những chiếc UAV này sẽ khiến cho bầu trời Iran trở lên an toàn hơn, lực lượng phòng không sẽ được tăng cường sức mạnh hơn trong sẵn sàng chiến đấu khi sử dụng các UAV này trong huấn luyện chiến đấu”. Tướng Hatami phân tích: “Đây là một ưu thế quân sự mới của Iran, do các UAV này được chế tạo bởi ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, dựa trên cơ sở những những thiết kế, được phát triển từ tri thức tiên tiến của các trường đại học quốc gia và các công ty công nghệ”.

Được biết, loại UAV này là Karrar ('Striker), Ababil-3 (Swallow-3) và một UAV chưa có tên, sử dụng động cơ phản lực đa năng, có phạm vi hoạt động lên tới 1.000 km, trần bay 40.000- 45.000 feet (12 - 13, 5km), thời gian bay liên tục từ 3 - 8 giờ.

UAV phản lực của Iran. Video Tasnim

Fars News Agency đã đăng tải nội dung trên mạng Twitter: Sáng ngày 18.04.2020, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng, công nghiệp quân sự Iran đã bàn giao ba nguyên mẫu UAV trinh sát tấn công cho lực lượng Không quân và Phòng không quân đội, trong đó có một UAV có tầm bay đến 1.000 km.

Tổ hợp công nghiệp quân sự Iran đã sản xuất hàng loạt thiết bị quân sự kề từ những năm 1980, sau khi Mỹ và Châu Âu áp dụng các lệnh trừng phạt gây lên rất nhiều khó khăn tới nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Những khó khăn này càng trở nên trầm trọng hơn khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp dụng thêm những lệnh trừng phạt khắc nghiệp, liên quan đến những cáo buộc của phương Tây về sự phát triển được cho là chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển công nghiệp quốc phòng, đầu tư cơ sở vật chất ít hơn rất nhiều lần so với những đối thủ trong khu vực như Ả rập Xê út, Israel hoặc Mỹ, nhưng công nghiệp quốc phòng Iran chứng minh được năng lực chiến đấu của những vũ khí trang bị do quốc gia này sản xuất.

Tháng 06.2019, hệ thống phòng không Khordad-3 của Iran đã bắn hạ được MQ-4C, UAV trinh sát của Mỹ có giá lên tới 220 triệu USD trên eo biển Hormuz.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...