Khối tài sản “không phải dạng vừa” của thế hệ F2 đại gia Việt

Dù còn trẻ nhưng những người kế cận của các lãnh đạo ngân hàng, doanh nghiệp đang có trong tay khối tài sản khổng lồ cùng với vị trí đầy quyền lực…

dalle-2025-01-08-113333-a-vibrant-digital-illustration-showcasing-the-six-wealthiest-individuals-on-the-vietnamese-stock-market-in-2024-the-composition-highlights-six-figure.jpg

Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đang bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực cho thế hệ F2, khi những người thừa kế sở hữu khối cổ phần khổng lồ, nắm giữ tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

HỘI “THIẾU GIA, ÁI NỮ” NHÀ ĐẠI GIA NGÂN HÀNG

Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB là con trai cả của ông Trần Mộng Hùng - một đại gia ngân hàng và là một trong những người sáng lập ngân hàng ACB.

Hiện tại, ông Trần Hùng Huy đang nắm giữ hơn 153 triệu cổ phiếu ACB, trị giá khoảng 3.826 tỷ đồng. Bà Đặng Thu Thủy, Thành viên Hội đồng quản trị ACB và là mẹ ông Huy đang sở hữu 53,3 triệu cổ phiếu ACB, trị giá 1.373 tỷ đồng.

Các công ty liên quan đến ông Huy, gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Giang Sen, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Vân Môn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bách Thanh cũng sở hữu số lượng lớn cổ phiếu ACB. Cụ thể, Giang Sen nắm giữ 80,29 triệu cổ phiếu (chiếm tỷ lệ sở hữu 2,07% vốn ACB), Vân Môn sở hữu 44,39 triệu cổ phiếu (1,14% vốn điều lệ ACB), Bách Thanh sở hữu 55,9 triệu cổ phiếu (1,44% vốn điều lệ ACB).

ngan-hang-acb-se-dung-het-room-tin-dung-nam-nay-chua-co-y-dinh-ban-von-tai-acbs-660ec1d596e55-9607.jpg
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB

Ông Trần Hùng Huy cùng với cá nhân và các đơn vị liên quan sở hữu hơn 385 triệu cổ phiếu ACB, tương đương với hơn 9.625 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, thù lao của Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB Trần Hùng Huy là 4,2 tỷ đồng trong 6 tháng, bình quân mỗi tháng ông được nhận 700 triệu đồng.

Năm 2024 đánh dấu sự góp mặt ấn tượng của hai đại diện gen Z trong Top 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai cái tên này không ai khác chính là con của tỷ phú Hồ Hùng Anh – Hồ Thủy Anh (sinh năm 2001) và Hồ Anh Minh (sinh năm 1995), lần lượt chiếm vị trí 11 và 12 trong bảng xếp hạng.

Hồ Thủy Anh, ái nữ của Chủ tịch Techcombank (TCB), sở hữu gần 334,7 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 4,9% cổ phần, với tổng giá trị tài sản lên tới gần 8.400 tỷ đồng vào cuối năm 2024.

Đặc biệt, cuối năm 2023, Thủy Anh đã mạnh tay chi khoảng 2.100 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu từ dưới 3% lên gần 4,9%, giúp cô áp sát top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán khi chỉ mới 23 tuổi.

Không kém cạnh, anh trai của cô, Hồ Anh Minh, hiện đứng vị trí thứ 12 với số cổ phần tương đương em gái, cùng khối tài sản trị giá khoảng 8.390 tỷ đồng.

Sự hiện diện của hai gương mặt trẻ này đặc biệt đáng chú ý khi họ vượt qua hàng loạt tên tuổi lớn như: Đào Hữu Huyền (Chủ tịch Hóa chất Đức Giang, 8.300 tỷ đồng), Hồ Xuân Năng (Chủ tịch Vicostone, 8.075 tỷ đồng), Nguyễn Văn Đạt (Chủ tịch Phát Đạt, 6.900 tỷ đồng), Bùi Thành Nhơn (Chủ tịch Novaland, 6.330 tỷ đồng), hay Ngô Chí Dũng (Chủ tịch VPBank, 6.290 tỷ đồng)...

Gia đình ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) từ lâu đã gây chú ý không chỉ bởi tầm ảnh hưởng trong giới tài chính – ngân hàng, thể thao, mà còn bởi sự nổi bật của hai thiếu gia Đỗ Quang Vinh và Đỗ Vinh Quang với khối tài sản đáng mơ ước và dấu ấn riêng trong sự nghiệp.

Hai anh em Đỗ Quang Vinh (trái) và Đỗ Vinh Quang (phải)

Hai anh em Đỗ Quang Vinh (trái) và Đỗ Vinh Quang (phải)

Ông Đỗ Quang Vinh sinh năm 1989, là con trai cả của Bầu Hiển, một trong những lãnh đạo trẻ tuổi nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam khi ngoài 30 tuổi đã được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng SHB. Đồng thời, ông là Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS).

Theo Báo cáo quản trị nửa đầu năm 2024 của SHB, ông Đỗ Quang Vinh nắm giữ hơn 101 triệu cổ phiếu SHB, tỷ lệ 2,76%. Với mức giá cổ phiếu SHB hiện tại là 10.250 đồng/cổ phiếu, khối tài sản tại SHB của ông Vinh ước tính hơn 1.035 tỷ đồng.

Tại SHS, ông Vinh nắm giữ hơn hơn 12 triệu cổ phiếu SHS, tỷ lệ 1,54%. Với mức giá cổ phiếu SHS hiện tại là 12.000 đồng/cổ phiếu, khối tài sản tại SHS của ông Vinh ước tính hơn 140 tỷ đồng. Như vậy, với số lượng cổ phiếu đang nắm giữ, khối tài sản 'khủng' của ông Vinh đang nắm giữ lên tới 1.180 tỷ đồng.

Khác với anh cả, Đỗ Vinh Quang sinh năm 1995, khá kín tiếng trên mạng xã hội. Tên tuổi của Đỗ Vinh Quang mới chỉ được nhắc đến nhiều hơn trong hơn vài năm trở lại đây khi anh trở thành Chủ tịch CLB Hà Nội. Tại SHB, ông Quang không giữ vị trí gì nhưng lại sở hữu hơn 107 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,9%. Với mức giá cổ phiếu SHB hiện tại, khối tài sản tại SHB của ông Quang ước tính hơn 1.096 tỷ đồng.

Trong khi đó, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng OCB - có 4 người con gái là Trịnh Thị Mai Anh (sinh năm 1992), Trịnh Mai Linh (1996), Trịnh Mai Phương Paula (1998) và Trịnh Mai Vân (2003).

Bà Trịnh Thị Mai Anh là cô con gái đầu của ông Trịnh Văn Tuấn và tham gia vào Hội đồng quản trị của OCB từ năm 2020. Bà Mai Anh đang nắm giữ hơn 60 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 2,94% vốn. Hai người con gái khác của ông Tuấn là Trịnh Mai Linh và Trịnh Mai Vân sở hữu cổ phiếu OCB với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 4,27% và 3,75%. Riêng bà Trịnh Mai Phương Paula không sở hữu cổ phiếu OCB nào.

trinh-mai-anh-1656813096646.jpg
Bà Trịnh Thị Mai Anh - ái nữ nhà chủ tịch Trịnh Văn Tuấn

Tại VPBank, bà Ngô Minh Phương con gái ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank - đang sở hữu gần 11 triệu cổ phiếu VPB. Ông Ngô Chí Trung Johnny - con trai ông Dũng - hiện nắm giữ tới 70 triệu cổ phiếu VPB.

THẾ HỆ F2 CỦA ĐẠI GIA VIỆT SỞ HỮU TÀI SẢN NGHÌN TỶ

Tại lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - mã chứng khoán: DIG) - thông báo vừa nhận hơn 11 triệu cổ phiếu trên gần 20,8 triệu cổ phiếu được thừa kế (tương đương 53%) từ cố chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn.

Việc chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán. Thời gian nhận số cổ phiếu trên kéo dài từ ngày 21/10-19/11. Ước tính hơn 11 triệu cổ phiếu DIG của ông Cường có giá trị hơn 226 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của ông Cường tại DIG tăng lên 11,96% vốn, tương đương gần 73 triệu cổ phiếu.

Ông Cường cho biết lý do chưa thể nhận toàn bộ gần 20,8 triệu cổ phiếu được thừa kế là do vẫn còn đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Theo kế hoạch, nếu nhận thừa kế toàn bộ gần 20,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của ông Cường sẽ được nâng lên 13,56% vốn điều lệ DIG, tương đương hơn 82,7 triệu cổ phiếu.

2-7970-1732182237578-1732182237770472392654.jpg
Ông Nguyễn Hùng Cường - con trai của ông Nguyễn Thiện Tuấn, cố Chủ tịch Hội đồng quản trị Dorp

Ông Cường là con trai của ông Nguyễn Thiện Tuấn, cố Chủ tịch Hội đồng quản trị DIG. Ông Tuấn qua đời hồi tháng 8, khi đó ông Cường đang là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của DIG.

Ngoài ông Cường, nhiều doanh nghiệp khác cũng ghi nhận đang có xu hướng san sẻ khối tài sản nghìn tỷ từ cổ phiếu cho thế hệ F2. Chẳng hạn, tại Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL), ông Bùi Cao Nhật Quân là con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị NVL, hiện không giữ bất kỳ chức vụ nào tại doanh nghiệp gia đình nhưng ông Quân sở hữu trực tiếp hơn 78,2 triệu cổ phiếu NVL (tương đương 4,01% vốn điều lệ).

Tương tự, bà Đặng Nguyễn Quỳnh Anh là con gái ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) - đang đảm nhiệm chức Thành viên Hội đồng quản trị KBC và nắm hơn 13,3 triệu cổ phiếu KBC (tương đương 1,74% vốn).

Hồi cuối tháng 10/2023, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) và bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) bán thỏa thuận gần 43 triệu cổ phiếu HPG cho con trai Trần Vũ Minh. Sau giao dịch, ông Minh nâng lượng cổ phiếu HPG sở hữu lên gần 134 triệu đơn vị (tương đương 2,3% vốn).

Theo báo cáo quản trị của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng bà Phạm Thu Hương, Phó chủ tịch tập đoàn này có ba người con là ông Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và con gái là Phạm Nhật Minh Anh

Phạm Nhật Quân Anh (bên trái) - con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Quân Anh (bên trái) - con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Theo nghị quyết mới được Hội đồng quản trị Vingroup thông qua, Công ty Cổ phần nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy (VinRobotics) do Vingroup vừa thành lập sẽ có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup nắm giữ 51% cổ phần, ông Phạm Nhật Vượng góp 39% cổ phần, hai ông Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng mỗi người có 5% cổ phần.

Gần đây, ông Quân Anh và ông Nhật Hoàng dần tham gia vào hệ sinh thái do cha mình đứng đầu. Trong đó, ông Quân Anh sinh năm 1993, người con trai đầu của ông Vượng, cũng chỉ mới xuất hiện tại sự kiện của VinFast vào cuối năm 2023 với vai trò Phó tổng giám đốc khối sản xuất của thương hiệu xe điện này.

Còn ông Minh Hoàng làm tổng giám đốc của công ty chuyên dịch vụ cho thuê xe điện FGF có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, ông Quân Anh vẫn chỉ nắm giữ cá nhân 150.000 cổ phiếu VIC. Ông Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh không nắm bất kỳ cổ phiếu VIC nào.

Xem thêm

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Có thể bạn quan tâm

Bán bớt các cổ phiếu chưa có xu hướng hồi phục để tích lũy sức mua

Bán bớt các cổ phiếu chưa có xu hướng hồi phục để tích lũy sức mua

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên hiện tại để cơ cấu lại danh mục, theo đó có thể bán bớt các cổ phiếu chưa có xu hướng hồi phục rõ ràng để tích lũy sức mua và giải ngân một phần để mua gom các cổ phiếu với kỳ vọng nắm giữ trung - dài hạn ở những vùng giá thấp trong phiên...

Cổ phiếu công nghệ lại giúp chứng khoán Mỹ bay cao

Cổ phiếu công nghệ lại giúp chứng khoán Mỹ bay cao

S&P 500 và Nasdaq tăng điểm vào thứ Hai và đạt mức cao nhất trong hơn một tuần nhờ sự bứt phá của cổ phiếu công nghệ khi có tin tức cho thấy chính quyền Trump 2.0 có thể áp dụng chính sách thuế quan ít quyết liệt hơn so với dự đoán ban đầu…

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Bước sang năm 2025, giới đầu tư kỳ vọng hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ sôi động trở lại, mang đến một “làn gió mới” trong bối cảnh thị trường chứng khoán sau nhiều năm thiếu "hàng chất lượng" lên sàn...