Không phải iPhone, Nokia “cục gạch” mới là dòng điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại

Infographic dưới đây sử dụng dữ liệu từ Wikipedia, Yahoo Finance và công ty phân tích công nghệ Omdia để xếp hạng những dòng điện thoại di động bán chạy nhất từ trước đến nay…

dien-thoai-ban-chay-nhat-moi-thoi-dai-8762.jpg

Vào năm 2021, thế giới có 7,1 tỷ người dùng điện thoại di động, chiếm khoảng 90% dân số toàn cầu. Điện thoại di động hiện là một trong những thiết bị công nghệ phổ biến nhất của nhân loại và những thiết bị hiện đại, nhỏ gọn ngày nay khác xa so với những thiết bị cồng kềnh tiền nhiệm.

Tuy nhiên, dẫn đầu danh sách những dòng điện thoại bán chạy nhất từ trước đến nay lại là Nokia 1100, chiếc máy điện thoại “huyền thoại” một thời, đạt doanh số hơn 250 triệu chiếc trong sáu năm trước khi bị ngừng sản xuất vào năm 2009.

Mặc dù tồn tại cùng thời điểm với những chiếc điện thoại thông minh đại chúng đầu tiên (dòng Nokia E và sau đó là iPhone), nhưng mức giá rẻ của 1100, cũng việc tập trung vào chức năng cơ bản và kích thước bỏ túi đã khiến nó trở thành sản phẩm được yêu thích ở các nước đang phát triển.

Ở vị trí thứ hai, một biến thể khác cùng dòng là Nokia 1110 đã bán được tổng cộng 248 triệu chiếc trên toàn thế giới.

Xếp thứ ba là iPhone 6 và 6 plus với tổng doanh số 222 triệu chiếc. Màn hình 4,7 và 5,5 inch này của Apple đã mở ra kỷ nguyên của điện thoại thông minh màn hình lớn và chúng vẫn là những chiếc iPhone bán chạy nhất của Apple cũng như những chiếc điện thoại thông minh bán chạy nhất mọi thời đại.

Trên thực tế, iPhone 6 phổ biến đến mức Apple đã tái phát hành thiết kế vào năm 2017 với mức giá tầm trung.

17 xếp hạng tiếp theo trong danh sách những điện thoại bán chạy nhất được phân chia giữa Nokia và iPhone, chỉ có Samsung E1100 (xếp thứ 11) và Motorola Razr V3 (xếp thứ 17) đã là sự xuất hiện bất ngờ.

Tất nhiên, Nokia và Apple có vận may rất khác nhau trong thập kỷ qua. Sau khi gặp nhiều khó khăn trên thị trường viễn thông, đầu tiên là ở châu Âu và sau đó là châu Á, Nokia đã thất bại trong quá trình chuyển đổi sang điện thoại thông minh và nhanh chóng mất đi vị thế vào tay Apple, Google và Samsung.

Microsoft đã mua mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia vào năm 2014 để phát triển Windows Phone của riêng họ, nhưng khi thất bại, mảng kinh doanh điện thoại của Nokia một lần nữa được bán cho HMD Global. Ngày nay, HMD Global vẫn sản xuất điện thoại Nokia (bao gồm cả phiên bản cải tiến của các mẫu trước đó) chạy trên hệ điều hành Android.

Trong khi đó, thật khó để tin rằng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Apple đã thay đổi nhanh chóng như thế nào từ máy tính cá nhân sang điện thoại di động. Năm 2009, doanh số bán iPhone đóng góp khoảng 25% vào doanh thu của công ty. Đến năm 2023, một nửa doanh thu trong số 383 tỷ USD của Apple đến từ điện thoại của họ.

dien-thoai-ban-chay-nhat-2-1564.jpg

Trên thực tế, trong danh sách các sản phẩm điện thoại thông minh bán chạy nhất hàng năm, iPhone thường xuyên thống trị các vị trí đầu bảng, theo nghiên cứu của nhà phân tích công nghệ Omdia. Tuy nhiên, số liệu bán hàng của “gã khổng lồ” điện tử Hàn Quốc Samsung cũng không hề mờ nhạt.

Và mặc dù mô hình kinh doanh của hai công ty khác nhau khá nhiều, nhưng các thiết bị hàng đầu của họ thường xuyên phải cạnh tranh với nhau: Samsung giành chiến thắng về thời lượng pin và các tùy chọn tầm trung và thấp, còn Apple giành chiến thắng về tối ưu hóa và bảo mật. Cả hai thương hiệu đều sở hữu tính năng máy ảnh xuất sắc.

Và trong khi Apple thống trị thị trường điện thoại thông minh Mỹ (52% thị phần), thì Samsung lại vượt xa họ trên toàn cầu với thị phần 22%, so với 19% của Apple.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…