Không quân Mỹ tăng cường năng lực mang vũ khí của máy bay ném bom siêu âm B-1B

Năng lực tác chiến mở rộng của B-1B Lancer tiến thêm một bước đáng kể, sau chuyến bay thử nghiệm mang theo vũ khí bên ngoài thân, trên không phận Căn cứ Không quân Edwards, California, ngày 20/11.

Chuyến bay của chiếc B-1B Lancer thuộc Không đoàn bay thử nghiệm 419, Phi đội Thử nghiệm Bay số, Đơn vị Thử nghiệm Tổng hợp Sức mạnh Toàn cầu, lần đầu tiên mang theo Tên lửa Tấn công chung Không đối Đất (JASSM) dưới giá treo cứng bên ngoài. 

Chuyến bay mang theo tên lửa tấn công mặt đất bên ngoài là kết quả của nhiều cuộc thử nghiệm mặt đất, được bắt đầu với việc mở rộng khoang chứa bom bên trong, có vách ngăn có thể di chuyển được được sửa đổi. Chuyến bay đã giới thiệu cấu hình mới của B-1, cho phép máy bay mang vũ khí cỡ lớn cả bên trong lẫn bên ngoài.

 “Việc điều chỉnh một số lượng nhỏ những chiếc B-1 uy mãnh nhất của chúng tôi để mang vũ khí siêu thanh là vấn đề cấp thiết, là cầu nối giữa lực lượng máy bay ném bom hiện nay với lực lượng máy bay cường kích đa nhiệm ngày mai” - tướng Tim Ray, Tư lệnh Lực lượng Không quân Sức mạnh Toàn cầu cho biết. 

“Đây là một bước tiến lớn trong khả năng tấn công chính xác toàn cầu và điều quan trọng là chúng ta phát triển những công nghệ này để luôn dẫn đầu các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của tôi là có một số lượng hạn chế máy bay B-1 được sửa đổi để trở thành máy bay chiến đấu, hoạt động trên không phận của Tây Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương" - ông nói.

Thử nghiệm và đánh giá những tính năng kỹ chiến thuật mở rộng này sẽ giúp Không quân nắm được và hiểu được những lĩnh vực cần tập trung phát triển để duy trì B-1B như một hệ thống vũ khí đa nhiệm vụ, nền tàng cho việc tích hợp những vũ khí tương lai trên máy bay. 

Ban đầu B-1B được thiết kế theo phương án kết hợp vách ngăn có thể di chuyển và các điểm treo cứng bên ngoài, được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công hạt nhân. Nhưng quân đội Mỹ đã chuyển nhiệm vụ Lancer sang tấn công bằng vũ khí thông thường năm 1994.

Việc chuyển đổi cấu trúc từ hạt nhân sang vũ khí thông thường bắt đầu vào năm 2007, theo sự phát triển chiến lược từ Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START), được hoàn thành vào năm 2011. Các cuộc thử nghiệm mang treo vũ khí mở rộng hiện nay giúp máy bay tuân thủ thỏa thuận START mới, có nghĩa là Lancer một lần nữa có những tính năng mang và tấn công bằng vũ khí thông thường.

Thiếu tá Bret Cunningham, phi công thử nghiệm B-1B trên chiếc FLTS 419 cho biết: “Về cơ bản chúng tôi đang thực nghiệm khả năng vận chuyển vũ khí bên ngoài của mình. “Chúng tôi có vũ khí JASSM, theo truyền thống là lắp trên giá treo cứng phía trước, chúng tôi thử nghiệm để chứng minh rằng B-1 có khả năng mang vũ khí và sử dụng bên ngoài thân máy bay.”

Chiếc B-1B Lancer với Tên lửa tấn công chung Không đối đất (JASSM) cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards, California, ngày 20 tháng 11. Chuyến bay thử nghiệm khả năng vận chuyển vũ khí bên ngoài của B-1B. (Ảnh: Richard Gonzales)

Cuộc thử nghiệm mang lại lợi ích tiềm năng cho các chỉ huy tác chiến khi có được sự gia tăng cơ số vũ khí trên máy bay sẽ khắc phục tình trạng thiếu hụt hỏa lực do số lượng máy bay ném bom chiến lược có hạn. 

Việc tăng cơ số vũ khí mang theo có nghĩa là 2 máy bay ném bom sẽ mang tương đương với lượng vũ khí của ba máy bay ném bom. Sau thử nghiệm mang vũ khí ngoài thân máy bay, các kỹ sư hàng không sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng dữ liệu thu thập được từ chuyến bay trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của thử nghiệm, phóng vũ khí treo bên ngoài thân máy bay. 

Các kỹ sư thuộc Trung tâm Thử nghiệm Không quân, văn phòng chương trình hệ thống B-1 và Boeing sẽ xác minh khả năng tích hợp của cả vũ khí và giá treo cứng với B-1B. Các kỹ sư sẽ phải tính toán những hiệu ứng vật lý, phần mềm hỗ trợ bay và phóng thả vũ khí, hiệu suất và những trở ngại của chuyến bay khi có thay đổi trên vỏ ngoài máy bay.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...