Khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt phóng thử nghiệm tên lửa phòng không SM-2

Ngày 19/10/2020, Hải quân Mỹ thông báo, khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt (DDG-1000) lần đầu tiên phóng tên lửa phòng không trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm hệ thống vũ khí của tàu ngoài khơi bờ biển California.

Hải quân Mỹ, trong thông cáo báo chí cho biết khu trục hạm tàng hình sử dụng Hệ thống phóng thẳng đứng MK 57 để phóng tên lửa SM-2 (Standard Missile-2) ngày 13/10. Cuộc thử nghiệm diễn ra trên thao trường biển Point Mugu ngoài khơi bờ biển California.

USS Zumwalt (DDG-1000) thử nghiệm hệ thống phóng thẳng đứng Mark 57 ngày 13/10, phóng tên lửa phòng không Standard Missile 2 ngoài khơi bờ biển California. Video Hải quân Mỹ.

Thuyền trưởng – Đại tá hải quân Matt Schroeder, giám đốc chương trình DDG-1000 tuyên bố “Vụ thử nghiệm thành công hôm nay không chỉ chứng tỏ khả năng phóng tên lửa và tự vệ của chiến hạm, mà còn là bước tiến quan trọng đầu tiên trong việc thử nghiệm và vận hành hệ thống chiến đấu tiên tiến đối với chiến hạm được ứng dụng công nghệ hiện đại nhất của Hải quân chúng ta”.

Thủy thủ đoàn USS Zumwalt và Đoàn Phát triển Hải quân mặt nước số Một (Surface Development Squadron One) đang phối hợp chặt chẽ cùng các chuyên gia khai thác sử dụng nhằm nâng cao khả năng hoạt động của siêu chiến hạm này,” Đại tá Schroeder nói thêm.

Được tuyên bố đưa vào khai thác sử dụng trong một buổi lễ từ năm 2016 trên Bờ biển phía Đông Mỹ, nhưng USS Zumwalt không được lắp đặt hệ thống vũ khí trong quá trình thử nghiệm cho đến khi tàu lên đường trở về căn cứ thường trú ở San Diego. Sau khi lắp đặt và kích hoạt hệ thống chiến đấu, USS Zumwalt chính thức được chuyển giao cho Hải quân vào đầu năm 2020, USNI News thông báo .

Chiếc đầu tiên trong số 3 khu trục hạm đắt tiền trong lớp Zumwalt dự kiến ​​sẽ có được khả năng thực hiện nhiệm vụ ban đầu vào năm 2021.

Khu trục hạm tàng hình siêu hiện đại 16.000 tấn này đang trong quá trình hoàn thiện chuyển loại, từ nhiệm vụ ban đầu là yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị Lính thủy Đánh bộ sang nhiệm vụ trọng tâm mới là tác chiến chống hạm mặt nước.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...