Kinh tế Châu Á tăng trưởng ổn định mặc cho căng thẳng thương mại

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây tiếp tục đưa ra dự báo tích cực đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
Kinh tế Châu Á tăng trưởng ổn định mặc cho căng thẳng thương mại

Theo báo cáo mới đây của ADB, các nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm nay và năm 2019, bất chấp sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ với các đối tác thương mại.

Trong báo cáo bổ sung cho Báo cáo Triển vọng châu Á (Asian Development Outlook) 2018, ADB dự báo mức tăng trưởng 6% cho năm 2018 và 5,9% cho năm 2019 đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phù hợp với những dự báo trước đó của tổ chức này.

Nếu loại trừ các nền kinh tế công nghiệp của khu vực, tăng trưởng cho năm nay và năm sau được dự báo lần lượt ở mức 6,5% và 6,4%, không thay đổi đáng kể so với dự báo hồi tháng Tư.

"Mặc dù gia tăng căng thẳng thương mại vẫn là sự quan ngại đối với khu vực, các biện pháp thương mại bảo hộ được thực hiện trong năm 2018 không làm giảm đáng kể dòng chảy thương mại đến và đi từ châu Á", trang web chính thức của ADB dẫn lời chuyên gia kinh tế trưởng Yasuyuki Sawada.

Ông nhấn mạnh: “Việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính thận trọng sẽ giúp các nền kinh tế trong khu vực ứng phó với những cú sốc bên ngoài, đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ".

Tại Đông Á, dự báo tăng trưởng cho Hongkong, Trung Quốc và Đài Bắc vẫn được giữ nguyên mức trước đó với 6% trong năm nay và 5,8% trong năm tới. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được kì vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng 6,6% đến hết năm 2018 và 6,4% vào năm 2019 nhờ vào những nỗ lực của chính phủ nước này trong tái cân bằng phát triển hướng vào tiêu thụ nội địa.

Nam Á tiếp tục là tiểu vùng tăng trưởng nhanh nhất khu vực, dẫn đầu bởi Ấn Độ. Dự kiến quốc gia này sẽ đạt mức tăng 7,3% trong năm nay và thậm chí là 7,6% trong năm 2019 nhờ vào các biện pháp tăng cường hệ thống ngân hàng và cải cách thuế để tăng cường đầu tư. Tại Pakistan và Bangladesh, lĩnh vực nông nghiệp đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể trong năm qua, vượt qua mọi kỳ vọng và thúc đẩy tăng trưởng chung.

Tại Đông Nam Á, mức dự báo tăng trưởng cho tiểu vùng này vẫn duy trì ở 5,2% cho cả năm 2018 và 2019 khi nhu cầu nội địa mạnh mẽ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các nền kinh tế trong khu vực. Đầu tư công cao hơn đã thúc đẩy tăng trưởng trong quý đầu 2018 tại Indonesia, Philippines và Thái Lan trong khi ở Việt Nam là đầu tư tư nhân.

Trung Á đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, tạo ra sự điều chỉnh tăng dự báo từ 4,0% lên 4,2% vào năm 2018 và từ 4,2% lên 4,3% vào năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…