Lâm Đồng muốn loại bỏ dự án KCN – Nông nghiệp Tân Phú do "kém hấp dẫn"

Việc triển khai dự án Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Năm 20219, dự án này được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng, kêu gọi đầu tư nhưng cho đến nay chưa kêu gọi được nhà đầu tư nào.
Lâm Đồng muốn loại bỏ dự án KCN – Nông nghiệp Tân Phú do "kém hấp dẫn"

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất đưa Dự án Khu Công nghiệp – Nông nghiệp Tân Phú (huyện Đức Trọng) ra khỏi danh mục dự án kêu gọi đầu tư.

Nguyên nhân được đưa ra là do việc triển khai dự án này gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Chi phí bồi thường, giải phòng mặt bằng ở thời điểm hiện tại rất lớn. Trong khi đó, theo đánh giá của một số nhà đầu tư, nông nghiệp là lĩnh vực đem lại lợi nhuận không cao, rủi ro về thị trường, thời tiết, đối tác rất lớn.

Bên cạnh đó, vị trí quy hoạch của dự án có hệ thống giao thông kết nối còn hạn chế, đường vào khu sản xuất nhỏ hẹp, hạ tầng chưa thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa về các nơi tiêu thụ.

Theo quy hoạch, dự án Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú có quy mô hơn 316 ha, thuộc xã Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng). Dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận ranh giới từ năm 2016. Năm 2019 được phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng, kêu gọi đầu tư.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh làm đầu mối, chủ trì kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, cho đến nay dự án này vẫn chưa kêu gọi được nhà đầu tư nào đến đầu tư.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, việc triển khai dự án Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những khó khăn lớn nhất.

Qua khái toán của UBND huyện Đức Trọng, chi phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án tại thời điểm năm 2016 là 795,286 tỷ đồng. Tuy nhiên thời điểm hiện nay, chi phí này đã tăng lên rất cao là khoảng 1.348 tỷ đồng (khoảng 4,255 tỷ đồng/ha).

Với mức chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả khi phân tích tài chính không đạt chỉ số giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), điều này đem lại rủi ro cho nhà đầu tư.

Đặc biệt, theo thống kê của ngành chức năng, khi triển khai dự án sẽ ảnh hưởng đến khoảng 280 hộ dân với 1.400 nhân khẩu. Hầu hết người dân nằm trong khu quy hoạch sinh sống bằng nghề nông nghiệp từ lâu đời, nhiều hộ dân đã đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, tạo nguồn thu nhập ổn định. Do vậy tâm lý muốn sinh sống và canh tác ổn định, không muốn di chuyển chỗ ở, chuyển đổi vị trí đất canh tác.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, UBND huyện Đức Trọng, thống nhất đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xem xét đưa dự án Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú ra khỏi danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh, không tiếp tục thực hiện kêu gọi đầu tư trong thời gian tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…