Lạng Sơn đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện năm 2023

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn, các hội doanh nghiệp, tiếp tục đồng hành cùng với tỉnh góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận cho các đơn vị có điểm số đứng đầu bộ chỉ số đánh giá DDCI năm 2023
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận cho các đơn vị có điểm số đứng đầu bộ chỉ số đánh giá DDCI năm 2023

Sáng 28/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện năm 2023.

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hồ Tiến Thiệu chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

Theo ông Hà Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn, Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2023 được xây dựng trên cơ sở khung 9 chỉ số thành phần gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý, vai trò người đứng đầu, tính năng động và hiệu lực của hệ thống, tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất.

Năm 2023, đơn vị tư vấn đã khảo sát đánh giá đối với 25 sở, ban, ngành và 11 Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong đó, khối sở, ban, ngành thực hiện đánh giá đối với 72 chỉ tiêu, giảm 7 chỉ tiêu so với năm 2022 và khối địa phương thực hiện đánh giá đối với 130 chỉ tiêu, giảm 32 chỉ tiêu so với năm 2022. So với năm 2022, nhóm nghiên cứu đã bổ sung các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến dịch vụ công trực tuyến, chỉ số xanh PGI, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu khảo sát, cân nhắc bổ sung, thay đổi khung trọng số 2023.

img-4039-4798.jpeg
Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Kết quả do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Công ty Indochinasurvey (Hà Nội) thực hiện khảo sát cho thấy, điểm trung vị (số nằm giữa một nhóm các số) của Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh khối sở, ban, ngành tăng từ 75,99 điểm năm 2022 lên 81,34 điểm năm 2023; trong đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và Sở Tài chính tỉnh dẫn đầu khối sở, ban, ngành của tỉnh.

Những lĩnh vực cải thiện rõ rệt đó là, vai trò người đứng đầu; tính năng động và hiệu lực của hệ thống; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; thiết chế pháp lý và cạnh tranh bình đẳng. Những lĩnh vực còn hạn chế, khiến doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng là, chi phí không chính thức; chi phí thời gian; tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

Điểm trung vị của Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện đạt 76,29 điểm, tăng 1,64 điểm so với năm 2022. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc cải thiện chất lượng công tác điều hành kinh tế địa phương, nhất là ở các chỉ số về vai trò người đứng đầu; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Các huyện Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn nằm trong nhóm dẫn đầu của tỉnh. Tuy nhiên ở khối địa phương, chỉ số cạnh tranh bình đẳng; tiếp cận đất đai, tính ổn định trong sử dụng đất được đánh giá thấp, cần phải cải thiện...

img-4040-4964.jpeg
Đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn khẳng định: Kết quả đánh giá Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn là căn cứ để các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, từ đó tiếp tục phát huy những mặt đã làm được, nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Ông Đoàn Thanh Sơn đề nghị, thời gian tới, các sở, ban, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu các đơn vị này cần tập trung rà soát, lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng toàn diện; tháo gỡ những điểm “nghẽn” cản trở hoạt động thu hút đầu tư, kinh doanh.

Đặc biệt, các địa phương, đơn vị phải đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử góp phần nâng cao Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nâng cao chất lượng đối thoại giữa các cấp chính quyền tỉnh với doanh nghiệp. Đồng thời nhanh chóng xử lý các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn, các hội doanh nghiệp, tiếp tục đồng hành cùng với tỉnh trong việc thông tin, tuyên truyền và kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh để Ủy ban nhân dân tỉnh chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Nhân dịp này, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị có điểm số đứng đầu bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...