Liverpool và Manchester United đang được rao bán

Chủ sở hữu của cả Liverpool và Manchester United cho biết họ sẵn sàng nhận các đề nghị tiếp quản vào tháng 11, với khoản định giá lần lượt là 3,3 tỷ bảng Anh và 5 tỷ bảng Anh.
Liverpool và Manchester United
Vợ chồng doanh nhân John W. Henry - nhà sáng lập Fenway Sports Group- sở hữu CLB Liverpool (bên trái) và anh em nhà Glazer - sở hữu CLB Manchester United.

Theo các nhà phân tích, hai trong số những đội bóng lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới Liverpool và Manchester United đều đang được rao bán cùng lúc – và đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Vào tháng 11, chủ sở hữu của Liverpool và Manchester United đã xác nhận rằng họ sẵn sàng nhận các đề nghị tiếp quản mới, với khả năng bán toàn bộ CLB. 

Chủ sở hữu của Liverpool, tập đoàn thể thao Hoa Kỳ Fenway Sports Group, được cho là đã đầu tư tổng giá trị khoảng 3,3 tỷ bảng Anh (3,97 tỷ USD) vào CLB, 12 năm sau khi mua lại nó với giá 300 triệu bảng Anh. 

Chủ sở hữu Manchester United, gia đình Glazer người Mỹ, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió với người hâm mộ kể từ khi giành được phần lớn cổ phần kiểm soát vào năm 2005 với giá 790 triệu bảng trong một thỏa thuận gây tranh cãi làm tăng thêm một khoản nợ đáng kể cho câu lạc bộ. 

Dan Harraghy, nhà phân tích thể thao cấp cao tại công ty nghiên cứu thị trường Ampere Analysis, nói với CNBC: “Bên cạnh các động cơ cá nhân của chủ sở hữu, thì một số yếu tố thị trường nhất định hiện nay là lí do mà thời điểm rao bán này không đơn giản là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Cạnh tranh lớn

Người hâm mộ Manchester United thường xuyên phàn nàn rằng nhà Glazer thiếu đầu tư vào CLB, cả về cơ sở vật chất lẫn đội hình cầu thủ. Nhưng bất kỳ khoản gia tăng đầu tư nào trong tương lai đều sẽ phải cân nhắc đến thực tế cạnh tranh từ các câu lạc bộ Premier League như Manchester City – phần lớn thuộc sở hữu của thành viên hoàng gia Dubai Sheikh Mansour bin Zayed Al Nahyan – và Newcastle, được mua lại vào năm ngoái bởi một tập đoàn đầu tư thuộc Quỹ đầu tư công Ả Rập Xê Út.

Từ quan điểm tài chính, các chủ sở hữu hiện tại của Liverpool và Manchester United sẽ phải xem xét kĩ mức đầu tư cần thiết để theo kịp các câu lạc bộ đối thủ, những người có chủ sở hữu rủng rỉnh túi tiền hơn,” ông Dan Harraghy phân tích, nhắc thêm tới Paris Saint Germain - CLB thuộc sở hữu của Qatar. “Các chủ sở hữu Trung Đông do chính phủ hậu thuẫn cung cấp các khoản ngân sách lớn trong cả cơ sở hạ tầng và đội hình cầu thủ để tiếp tục cải thiện hiệu suất bóng đá và nguồn thu tài chính của họ.”

Liverpool và Manchester United
Sân vận động Old Trafford, sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Manchester United.

Trong khi nhà Glazer đã tự trả cổ tức từ năm 2016, Manchester United đã báo cáo khoản lỗ ròng 115,5 triệu bảng cho năm tài chính 2022, tăng 23,3 triệu bảng từ mức 92,2 triệu bảng trong năm 2021 mặc dù có doanh thu tích cực. 

Liverpool cũng đã ghi nhận khoản lỗ trước thuế 4,8 triệu bảng trong năm tài chính tính đến tháng 5/2021 và khoản lỗ 46,3 triệu bảng vào năm 2020. 

Sự quan tâm từ các nhà đầu tư

Bóng đá châu Âu có rất nhiều đội bóng có thương hiệu và lượng người hâm mộ toàn cầu đông đảo khiến họ rất được các nhà đầu tư chú ý săn đón. 

Bên cạnh đó, “thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là các giải đấu MLB (bóng chày), NBA (bóng rổ), NFL (bóng bầu dục), hiện đã khá trưởng thành và được đầu tư tốt, vì vậy các nhà đầu tư cũng bắt đầu tìm kiếm nhiều hơn các cơ hội trên thị trường quốc tế,” David Bishop, đối tác và chuyên gia thể thao tại Công ty tư vấn L.E.K. phân tích. “Trong trường hợp của Liverpool và Manchester United, cả hai chủ sở hữu đều đã nắm giữ câu lạc bộ trong một thời gian dài và cả hai CLB đều được đánh giá cao khi giải đấu, thương hiệu và cơ sở người hâm mộ toàn cầu của họ phát triển. Liệu rằng đây có phải là thời điểm tốt để mua hay không là tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, nhưng nhìn chung cả hai CLB là những tài sản có khả năng phục hồi khá tốt trong trung và dài hạn.”

Liverpool và Manchester United

Bên cạnh các giải đấu, tiềm năng doanh thu từ cơ sở người hâm mộ quốc tế thông qua trải nghiệm, bán hàng và các trò chơi ở nước ngoài cũng là khá lớn. Trong khi đó, Vương quốc Anh lại đang dần có một lượng lớn khán giả hứng thú hơn với các trận bóng bầu dục và bóng rổ của Mỹ.

Angus Buchanan, giám đốc điều hành của The Sports Consultancy, cũng trích dẫn vốn cổ phần tư nhân của Hoa Kỳ và sự quan tâm đối với các câu lạc bộ bóng đá là lý do chính khiến gia đình Glazer và Fenway Sports Group cảm thấy đây là thời điểm tốt để bán. “Cả hai đều đã thành công ở 'giai đoạn một' trong việc chuyển đổi giá trị thương hiệu của các câu lạc bộ và cơ sở người hâm mộ quốc tế thành doanh thu nhưng lại chứng kiến ​​sự tăng trưởng chững lại trong những năm gần đây.

Do vậy, chủ sở hữu mới thường sẽ tìm cách phát triển 'giai đoạn hai’: thu hút cơ sở người hâm mộ đa thế hệ, có sức hấp dẫn cao và phát triển các chiến lược doanh thu kỹ thuật số - sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu và chuyển thẳng đến người hâm mộ với nhiều ưu đãi.

Thương vụ Chelsea - “chất xúc tác” cho quyết định của các chủ sở hữu CLB

Chủ sở hữu của các câu lạc bộ Premier League sẽ cùng dõi theo thương vụ bán Chelsea diễn ra nhanh chóng vào tháng 5, được thực hiện gấp rút trong bối cảnh Vương quốc Anh đang “đàn áp” khối tài sản của các nhà tài phiệt Nga. Một tập đoàn do nhà đầu tư Hoa Kỳ Todd Boehly đứng đầu đã đề nghị mức giá 4,25 tỷ bảng Anh cho câu lạc bộ (với 1,75 tỷ bảng Anh được dành cho khoản đầu tư trong tương lai) sau khi chính phủ xác nhận số tiền thu được sẽ không thuộc về chủ sở hữu trước đó là Roman Abramovich.

Nhà phân tích Angus Buchanan cho biết thương vụ này có khả năng "là chất xúc tác" cho hành động của cả chủ sở hữu Liverpool và Manchester United trong tháng 11 vừa qua. “Có lẽ các chủ sở hữu CLB đang thấy nhiều hoạt động tích cực hơn trên thị trường và hiện tại đã có một điểm tham chiếu cố định về mặt định giá và mức độ được quan tâm”.

Xem thêm

Thị trường chuyển nhượng sau World Cup 2018

Thị trường chuyển nhượng sau World Cup 2018

Việc siêu sao Cristiano Ronaldo (CR7) cặp bến "Bà đầm già” trong mùa hè này được xem là tín hiệu khởi đầu đáng giá trên thị trường chuyển nhượng vốn được dự báo sẽ xảy ra nhiều bất ngờ, đặc biệt sau k

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...