Lợi nhuận của Saudi Aramco tăng 90% vào quý II nhờ giá năng lượng bùng nổ

Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Ả Rập Xê Út đã báo cáo thu nhập ròng quý hai tăng đáng kinh ngạc 90% cùng kết quả kinh doanh nửa năm kỷ lục, khi giá dầu tăng cao tiếp tục tạo nên những cột mốc lịch sử cho “Big Oil”.
Lợi nhuận của Saudi Aramco tăng 90% vào quý II nhờ giá năng lượng bùng nổ

Saudi Aramco cho biết các điều kiện thị trường mạnh mẽ đã giúp đẩy thu nhập ròng quý II của họ lên 48,4 tỷ USD, tăng từ mức 25,5 tỷ USD một năm trước đó. Kết quả dễ dàng đánh bại ước tính của các nhà phân tích là 46,2 tỷ USD.

“Kết quả quý II kỷ lục của chúng tôi, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm của công ty - đặc biệt là với tư cách là nhà sản xuất chi phí thấp sở hữu một trong những cường độ carbon thượng nguồn thấp nhất trong ngành,” Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Saudi Aramco, Amin Nasser cho biết.

Thu nhập ròng trong nửa năm của Saudi Aramco đã tăng lên 87,9 tỷ USD, dễ dàng vượt qua các công ty dầu khí lớn như bao gồm Exxonmobil, Chevron và BP và các công ty “Big Oil” khác, tất cả đều được hưởng lợi từ sự bùng nổ giá cả. 

Giá dầu đã tăng trên 130 USD/thùng vào đầu năm nay do cuộc khủng hoảng năng lượng, và càng trở nên tồi tệ hơn do sự gián đoạn nguồn cung xuất phát từ cuộc chiến Nga - Ukraine, làm chao đảo thị trường toàn cầu và góp phần vào tình trạng lạm phát cao trong nhiều thập kỷ.

“Trong khi sự bất ổn của thị trường toàn cầu và sự không chắc chắn về kinh tế vẫn còn đó, nhưng các thành công trong nửa đầu năm nay đã ủng hộ cho quan điểm của chúng tôi rằng việc liên tục đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ là điều cần thiết - để giúp đảm bảo thị trường vẫn có nguồn cung tốt và tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi năng lượng có trật tự”, ông Nasser nói thêm.

Saudi Aramco hy vọng nhu cầu dầu mỏ sẽ tiếp tục phục hồi sau đại dịch trong suốt phần còn lại của thập kỷ, bất chấp “áp lực kinh tế trong các dự báo ngắn hạn trên toàn cầu”.

Kết quả lạc quan của Saudi Aramco cũng là một “làn gió mát” đối với chính phủ Arab Saudi, vốn dựa nhiều vào cổ tức Aramco để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ. Arab Saudi đã báo cáo thặng dư ngân sách 21 tỷ USD trong quý thứ hai năm nay. 

Aramco cho biết họ sẽ duy trì mức trả cổ tức 18,8 tỷ USD trong quý 3, bao gồm dòng tiền tự do tăng 53% lên 34,6 tỷ USD.

Saudi Aramco đang sử dụng lợi nhuận chính của mình để đầu tư vào năng lực sản xuất trong cả hydrocacbon và năng lượng tái tạo. “Chúng tôi đang tiến hành một chương trình vốn lớn nhất trong lịch sử của mình; cách tiếp cận của chúng tôi là đầu tư vào năng lượng đáng tin cậy và hóa dầu mà thế giới cần, đồng thời phát triển các giải pháp carbon thấp hơn có thể góp phần vào quá trình chuyển đổi năng lượng,” công ty cho biết.

Arab Saudi, cùng với các đối tác OPEC +, đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc thúc đẩy sản lượng dầu để giảm giá cao. Aramco đã đạt tổng sản lượng hydrocarbon là 13,6 triệu thùng dầu mỗi ngày trong quý 2 và đang nỗ lực nâng công suất từ ​​12 triệu thùng dầu / ngày lên 13 triệu thùng dầu / ngày vào năm 2027.

Xem thêm

OPEC có Tổng Thư ký mới

OPEC có Tổng Thư ký mới

Ông Haitham Al-Ghais, người Kuwait đã được chỉ định giữ chức Tổng Thư ký OPEC vào tháng Một năm nay. Dự kiến nhiệm kỳ của ông sẽ kéo dài trong 3 năm.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...