Lợi nhuận mảng di động âm nặng, LG thay một loạt nhân sự cao cấp

LG Electronics quyết thay đổi một loạt nhân sự cao cấp nhằm cứu vãn thị phần mảng di động thu hẹp khiến khiến cả công ty bị lỗ nặng.
Lợi nhuận mảng di động âm nặng, LG thay một loạt nhân sự cao cấp

LG Electronics vừa ra thông báo ông Brian Kwon sẽ thay thế ông Hwang Jeong Hwan trở thành Chủ tịch LG Mobile Communications, kể từ ngày 1/12.

Trong thông báo, LG cho biết ông Brian Kwon đóng vai trò quan trọng trong việc biến bộ phận PC, âm thanh, tivi thành bộ phận dẫn đầu. Kinh nghiệm và hiểu biết của ông trên thị trường toàn cầu sẽ giúp cải tổ bộ phận di động của LG.

Ông Kwon – người được LG miêu tả là “chuyên gia cải tổ” – sẽ kết hợp vai trò mới tại mảng di động với vị trí hiện tại để trở thành Chủ tịch LG Home Entertainment.

Ông Hwang Jeong Hwan sẽ được chuyển sang phụ trách văn phòng phát triển kinh doanh khác. Được biết, ông Hwang Jeong Hwan trở thành Chủ tịch LG Mobile Communications vào cuối năm 2017.

Ngoài ra, LG còn có sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp: CEO Jo Seong Jin sẽ tập trung hơn vào chiến lược và kế hoạch tương lai, còn Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính David Jung tiếp quản các công việc hàng ngày. LG cũng tái cấu trúc bộ phận dịch vụ kinh doanh và linh kiện xe cộ.

Tính đến thời điểm này, LG đã lỗ khoảng 410 triệu USD, bao gồm lỗ ròng 130,5 triệu USD trong quý gần nhất. Ngược lại, bộ phận của ông Kwon lại là nhân tố nổi bật khi đem về doanh thu 3,31 tỷ USD và lợi nhuận 325,1 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...