Máy bay không người lái tàng hình Úc lần đầu tiên cất cánh

Khoảng hai năm trước, máy bay không người lái (UAV) “Loyal Wingman” được phát triển ở Australia. Theo Đài truyền hình Úc ABC, chiếc UAV quân sự ứng dụng Trí thông minh nhân tạo (AI) này đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Hãng Boeing tại Úc đã phát triển Loyal Wingman, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF). Đây là lần đầu tiên sau hơn 5 thập kỷ, một máy bay quân sự được thiết kế và chế tạo tại Australia.

RAAF đặt yêu cầu, chiếc UAV Loyal Wingman sẽ bay cùng với các máy bay chiến đấu như Lockheed Martin F-35 Lightning II, McDonnell Douglas F / A-18 Hornet, Boeing P-8 Poseidon và Boeing E-7 Wedgetail.

Chiếc UAV được Boeing Phantom Works có trụ sở ở thành phố Brisbane, Úc, trung tâm phát triển máy bay Boeing lớn nhất ngoài nước Mỹ thiết kế.

UAV tàng hình này có tầm bay khoảng 3.704 km (xấp xỉ 2.300 dặm), có kích thước tương tự máy bay chiến đấu với dài 11,6 m và được lắp đặt hàng loạt cảm biến tác chiến điện tử. Những loại vũ khí sẽ được trang bị cho máy bay không người lái vẫn giữ bí mật.

Được trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI), chiếc UAV phản lực tàng hình này có khả năng bay độc lập với cấp độ tự chủ cao, yểm trợ máy bay có người lái tác chiến và duy trì an toàn giữa các máy bay trong đội hình chiến đấu.

Australia có kế hoạch chi 89 triệu USD mua thêm 3 chiếc Loyal Wingman cuối năm 2021.

“Đây là một cột mốc quan trọng đối với Úc, với Công ty Boeing và Không quân Hoàng gia Australia” - Chủ tịch công ty Boeing Australia, Tiến sĩ Brendan Nelson, cho biết.

Sự phát triển của UAV được thực hiện trong bối cảnh những mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong những năm 2020. 

Việc Úc phát triển UAV tàng hình siêu hiện đại nhằm mục đích tăng theeo sức mạnh cho Mỹ và các đồng minh châu Á, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc xung đột tiềm tàng ở Thái Bình Dương, nơi Úc đang cố gắng bảo vệ vị thế và lợi ích của mình.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...