Mỗi tuần một cổ phiếu: Mua PC1 với giá mục tiêu 24.500 đồng/cp

VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 24.500 đồng/cp nhờ kỳ vọng đóng góp tích cực của mảng xây lắp điện từ nửa cuối 2019.
Mỗi tuần một cổ phiếu: Mua PC1 với giá mục tiêu 24.500 đồng/cp

Theo đánh giá của CTCK Bản Việt (VCSC), mảng xây lắp điện của CTCP Xây lắp điện I (PCC1 - mã: PC1) sẽ được cải thiện nhờ nhu cầu lớn từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các nhà máy điện gió.

VCSC dẫn lại lời của ban lãnh đạo công ty cho biết, PCC1 kỳ vọng ngân sách đầu tư cho mảng đường dây truyền tải của EVN sẽ vào khoảng 2,2 tỷ USD trong năm 2020, tương ứng với lượng công việc trị giá 330-440 triệu USD cho mảng xây lắp điện. Ngoài ra, PC1 còn hưởng lợi nhờ nhu cầu lớn trong giai đoạn 2020-2021 từ các chủ đầu tư điện gió.

Các dự án Mông An (30 MW), Bảo Lạc B (18 MW) và Sông Nhiệm (6 MW) có kế hoạch đi vào hoạt động vào cuối năm 2019 và 2020. Đồng thời, PCC1 cũng đang cân nhắc giữa phương án phát hành trái phiếu thông thường hoặc vay trực tiếp từ các ngân hàng trong nước để đầu tư dự án điện mặt trời Trung Thu - Điện Biên (100 MW), dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối 2020. VCSC đánh giá các dự án này sẽ bổ sung thêm 154 MW cho danh mục điện của công ty.

Về mảng bất động sản, sau khi triển khai mở bán Dự án Thanh Xuân vào giữa tháng 6/2019, PCC1 đã bán được 178/320 căn hộ tại đây; dự án đã được cất nóc vào cuối tháng 8/2019 và hiện đang đi đúng tiến độ để bàn giao trong quý 2/2020. Tuy nhiên, VCSC cũng cho biết PCC1 có kế hoạch giảm số tầng tại một dự án khác là Vĩnh Hưng do vấn đề giấy phép.

Như vậy, đối với năm 2020, dự báo dự án bất động sản Thanh Xuân và mảng xây lắp đường truyền sẽ đóng góp tích cực trong tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của PCC1.

Về diễn biến cổ phiếu PC1 trên thị trường chứng khoán, trong khoảng 18 tháng qua, cổ phiếu liên tục lao dốc. Sau khi tạo đỉnh trong vùng 28.500 - 29.500 (giá đã điều chỉnh) hiện cổ phiếu PC1 đã giảm gần 40% giá trị còn 18.050 đồng/cp. Mức giá này còn cách khá xa mức giá mục tiêu mà VCSC vừa đưa ra.

Mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là hoàn toàn có cơ sở bởi theo phân tích kỹ thuật, do giá của PC1 đang nằm dưới các đường MA dài hạn (SMA 200 ngày, SMA300 ngày…) nên xu hướng giảm đang chi phối cổ phiếu này.

Trong khi đó theo lý thuyết, nếu một vùng hỗ trợ mạnh bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành kháng cự trong tương lai. Vì vậy, đáy cũ bị phá vỡ của tháng 05/2018 và tháng 09/2018 (tương đương vùng 20.000-21.500 đồng) sẽ là kháng cự mạnh nếu PC1 có những nhịp hồi phục trở lại. Vùng này trùng với ngưỡng Fibonacci Projection (vùng chấm dứt quá trình điều chỉnh) 50% và 61,8% nên tính vững chắc và độ tin cậy càng được củng cố.

Bên cạnh đó, mẫu hình Cái nêm hướng xuống (Falling Wedge) đang dần hình thành. Nếu PC1 bứt phá khỏi cạnh trên của mẫu hình thì mục tiêu giá (target price) sẽ là vùng 24.000-25.000 đồng/cp trùng với đỉnh cũ tháng 09/2018.

Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu hợp nhất của PCC1 đạt 3.021 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 19,3% xuống còn gần 235,2 tỷ đồng.

Giải trình về nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận trong nửa đầu năm 2019, PCC1 cho biết, do trong 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận phần lớn kết quả kinh doanh hoạt động chuyển nhượng dự án bất động sản Mỹ Đình Plaza 2 có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao trong khi đó kỳ này chỉ ghi nhận kết quả kinh doanh còn lại của dự án này.Ngoài ra, lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết - CTCP Gang Thép Cao Bằng cũng ghi nhận giảm 22,68 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

>> VNT Holdings cứu giá cổ phiếu VNT

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...