Gánh nặng gần 46.000 tỷ lãi trái phiếu dồn vào cuối năm

Trong 8 tháng cuối năm 2025, nhóm phi ngân hàng dự kiến phải thanh toán khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng tiền lãi trái phiếu, riêng bất động sản chiếm hơn một nửa với tỷ trọng 53%...

174521-ifsgjpg.jpg

FiinGroup vừa công bố báo cáo “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 4/2025”. Theo dữ liệu từ tổ chức, tính đến cuối tháng 4/2025, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành đạt gần 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Đây là tháng đầu tiên sau bốn tháng liên tiếp thị trường ghi nhận giá trị lưu hành tăng trở lại, nhờ vào sự sôi động của hoạt động phát hành mới, với tổng giá trị phát hành đạt 46,9 nghìn tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần so với tháng 3/2025.

Trong khi đó, khối lượng trái phiếu đáo hạn lại giảm mạnh, giảm 56% so với tháng trước và 76% so với cùng kỳ. Đồng thời, hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn tiếp tục tăng 41,6% so với tháng trước.

BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRỞ LẠI SAU BA THÁNG VẮNG BÓNG

Xét theo loại hình phát hành, giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đang lưu hành bật tăng trở lại, đạt hơn 1.110 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 4/2025, chiếm tỷ trọng áp đảo 87,6% toàn thị trường. Trong khi đó, trái phiếu phát hành ra công chúng chỉ chiếm 12,4% tổng giá trị lưu hành, tương đương 156,6 nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn ghi nhận mức tăng đáng kể 3,2% so với tháng trước và 25% so với cùng kỳ.

Trong tháng 4/2025, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 46,9 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh gấp 2,7 lần so với tháng trước và gấp 2,4 lần so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ nhóm ngân hàng. Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng giá trị phát hành đạt gần 69,7 nghìn tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

tpq.jpg
Nguồn: FiinGroup

Trong cơ cấu phát hành tháng 4/2025, trái phiếu riêng lẻ chiếm đến 89,8% tổng lượng phát hành mới, tương ứng 42,1 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 21 lần so với tháng trước và tăng 119% so với cùng kỳ. Ngược lại, phát hành trái phiếu ra công chúng giảm mạnh 68,4% so với tháng trước, chỉ còn 4,8 nghìn tỷ đồng, toàn bộ do hai ngân hàng VietinBank (4.000 tỷ đồng) và KienlongBank (800 tỷ đồng) phát hành.

Tính chung 4 tháng đầu năm, phát hành riêng lẻ đạt 44,1 nghìn tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ), trong khi phát hành công chúng tăng mạnh hơn với mức tăng 80%, chủ yếu thực hiện trong quý 1.

Phân theo ngành, khối ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về giá trị phát hành trong tháng 4/2025 với tổng giá trị huy động đạt 33 nghìn tỷ đồng, chiếm 70,4% tổng lượng phát hành toàn thị trường, tăng 182% so với tháng trước và 254% so với cùng kỳ.

Các ngân hàng nổi bật gồm Techcombank (13,5 nghìn tỷ đồng), VietinBank (6,5 nghìn tỷ đồng) và MSB (4 nghìn tỷ đồng). Lãi suất coupon bình quân trong tháng giảm xuống còn khoảng 5,5%/năm, thấp hơn đáng kể so với mức 7% của tháng trước.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, các tổ chức tín dụng đã huy động gần 50 nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, tăng 247% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy nhu cầu bổ sung vốn trung và dài hạn nhằm phục vụ tăng trưởng tín dụng.

Nhóm phi ngân hàng ghi nhận giá trị phát hành đạt 13,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 4/2025, tăng 152,7% so với tháng trước và 33,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế 4 tháng, khối này chỉ huy động được 19,7 nghìn tỷ đồng, giảm sâu 42% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm đến từ các quy định chặt chẽ hơn trong Luật Chứng khoán sửa đổi 2024 (hiệu lực từ 1/1/2025) và Thông tư 76/2024/TT-BTC.

Một điểm đáng chú ý là sự trở lại của nhóm bất động sản sau ba tháng vắng bóng trên thị trường. Trong tháng 4/2025, nhóm này phát hành 12,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu, chiếm tới 91,7% tổng lượng phát hành của nhóm phi ngân hàng và tăng 43% so với cùng kỳ. Mặt bằng lãi suất coupon bình quân của nhóm bất động sản tăng lên 10,7%/năm, so với 8,3% trong tháng trước.

Vingroup là doanh nghiệp đóng góp lớn nhất với 9 nghìn tỷ đồng – đánh dấu lần đầu quay lại thị trường sau 10 tháng. Các lô trái phiếu của Vingroup có kỳ hạn trung bình 2,5 năm, lãi suất dao động từ 12% đến 12,5%/năm, tương đương với mức lãi suất trong giai đoạn 2023–2024.

GÁNH NẶNG GẦN 46 NGHÌN TỶ LÃI TRÁI PHIẾU DỒN VÀO CUỐI NĂM

Ở chiều ngược lại, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn trong tháng qua đạt gần 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng 41,6% so với tháng trước nhưng giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2024. Hoạt động mua lại tập trung chủ yếu ở hai nhóm ngành chính là ngân hàng và bất động sản.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã mua lại hơn 39,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng với giá trị mua lại giảm 47%, trong khi nhóm phi ngân hàng ghi nhận mức tăng nhẹ 5,4%.

Riêng nhóm ngân hàng đã thực hiện mua lại khoảng 6,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu trong tháng, chiếm hơn 50% tổng giá trị mua lại toàn thị trường. Techcombank và MSB là hai ngân hàng có hoạt động mua lại nổi bật trong kỳ.

Ở nhóm phi ngân hàng, hoạt động mua lại trái phiếu trong tháng 4 ghi nhận giảm 34% so với tháng trước và giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhóm bất động sản lại chiếm ưu thế với giá trị mua lại gần 3,9 nghìn tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với tháng 3 và chiếm tới 68% tổng giá trị mua lại của khối phi ngân hàng trong tháng. Lũy kế 4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện mua lại hơn 15,1 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ.

Một số tổ chức phát hành có hoạt động mua lại đáng chú ý trong tháng gồm: Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh (2,2 nghìn tỷ đồng), Sovico Holdings (500 tỷ đồng), và Saigon Glory (400 tỷ đồng). Đáng chú ý, Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh đã tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu.

Dữ liệu cập nhật đến ngày 15/5/2025 trên hệ thống FiinPro-X cho thấy các tổ chức phát hành đã thanh toán tổng cộng 42,2 nghìn tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu từ đầu năm đến nay, trong đó riêng 15 ngày đầu tháng 5 ghi nhận khoảng 6,1 nghìn tỷ đồng đã được chi trả.

Dòng tiền dự kiến phải thanh toán từ trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) trong tháng 5 ước đạt khoảng 17,3 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng lên mức hơn 20,7 nghìn tỷ đồng trong tháng 6. Qua đó, tổng nghĩa vụ thanh toán trái phiếu trong quý 2/2025 dự kiến lên đến khoảng 47,5 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, trong tháng 4/2025, thị trường không ghi nhận thêm trường hợp chậm trả gốc hoặc lãi nào.

tp4.jpg

Báo cáo của FiinGroup cho biết thêm, áp lực thanh toán gốc trái phiếu của nhóm phi ngân hàng trong tháng 6/2025 dự báo sẽ giảm đáng kể so với tháng trước, khi tổng giá trị gốc trái phiếu đến hạn chỉ còn khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng, giảm 33,6% so với mức 11 nghìn tỷ đồng của tháng 5. Tuy nhiên, con số này vẫn tăng mạnh 54% so với tháng 4 (4,7 nghìn tỷ đồng).

Nhóm bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong nghĩa vụ đáo hạn, với khoảng 5,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong tháng 6, tương đương 61,4% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường và gấp đôi ước tính của riêng nhóm này trong tháng 5. Một số tổ chức phát hành có khối lượng đáo hạn lớn bao gồm: Saigon Glory (1,1 nghìn tỷ đồng), Signo Land (1 nghìn tỷ đồng), và Nam Long Group (660 tỷ đồng).

Ở nhóm ngân hàng, tổng giá trị gốc trái phiếu đến hạn trong tháng 6 vào khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu thuộc về ngân hàng OCB với giá trị đáo hạn ước đạt 1,6 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, áp lực thực sự đối với khối tổ chức tín dụng dự kiến sẽ gia tăng trong 6 tháng cuối năm, khi tổng giá trị trái phiếu đến hạn lên tới 42,9 nghìn tỷ đồng.

Tính từ tháng 5 đến hết tháng 12/2025, tổng giá trị gốc trái phiếu đến hạn thanh toán của nhóm phi ngân hàng dự kiến đạt khoảng 126,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản chiếm khoảng 79,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 63% tổng nghĩa vụ đáo hạn của nhóm này.

Về dòng tiền lãi, nghĩa vụ thanh toán lãi trái phiếu của nhóm phi ngân hàng trong tháng 6/2025 ước đạt hơn 6,8 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với tháng 5 và là mức cao nhất trong quý 2/2025. Nhóm bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 31,7% tổng giá trị lãi phải trả toàn thị trường. Ngoài ra, hai ngành du lịch và giải trí, dịch vụ tài chính cũng ghi nhận giá trị trả lãi đáng kể, lần lượt chiếm 9,9% và 6% tổng nghĩa vụ lãi trong tháng.

Trong 8 tháng còn lại của năm 2025, tổng giá trị lãi trái phiếu đến hạn thanh toán của nhóm phi ngân hàng ước đạt khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng, trong đó nhóm bất động sản chiếm hơn một nửa (53%).

Xem thêm

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

Có thể bạn quan tâm

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...