“Mưa” cổ tức tiền mặt từ các doanh nghiệp ngành cao su

Chi tạm ứng cổ tức cho cổ đông năm 2019 là diễn biến chính của hầu hết các doanh nghiệp trong thời điểm này nhưng gây ấn tượng nhất phải kể đến nhóm doanh nghiệp ngành cao su khi sẵn sàng chi ra lượng tiền mặt lớn để “tri ân” các cổ đông.
“Mưa” cổ tức tiền mặt từ các doanh nghiệp ngành cao su

Động thái này xuất phát từ việc thị trường cao su tự nhiên khởi sắc trong những tháng đầu năm, các doanh nghiệp vì thế cũng “ăn nên làm ra” trong 3 quý vừa qua. Đầu tiên phải kể đến CTCP Cao su Phước Hòa (mã: PHR) với doanh thu 9 tháng năm 2019 tăng 31% so với cùng kỳ, đạt 1.159 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 650 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngày 25/12 tới, Cao su Phước Hòa sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền tỷ lệ 30%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận cổ tức 3.000 đồng. Với gần 135,5 triệu cổ phiếu PHR đang được niêm yết trên sàn chứng khoán, dự kiến Cao su Phước Hòa sẽ chi ra khoảng hơn 400 tỷ đồng cho đợt tạm ứng này.

Hiện, cổ phiếu PHR đang giao dịch quanh vùng giá 52.000d đồng/cp, tăng 55% so với đầu năm nhưng đã giảm khoảng 31% so với mức đỉnh hồi đầu tháng 8/2019 (75.600 đồng/cp).

Cũng trong ngày 25/12, CTCP Khu công nghiệp Cao su Bình Long (mã: MH3) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ lên tới 50%, tổng số tiền phải chi dự kiến là 60 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trước đó ĐHCĐ thường niên năm 2019 của công ty đã thống nhất thông qua kế hoạch cổ tức năm 2019 là 30%, tương ứng mức chi 42,5 tỷ đồng.

Cũng kinh doanh khởi sắc, ngày 18/12 tới, CTCP Cao su Đồng Phú (mã: DPR) cũng sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 50%. Thời gian thanh toán 30/3/2020.

Như vậy với hơn 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Cao su Đồng Phú sẽ chi khoảng 299 tỷ đồng tạm ứng cổ tức lần này cho cổ đông.

Và riêng công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ nhận về 120 tỷ đồng cổ tức lần này.

Được biết, Cao su Đồng Phú đã dùng cả nguồn lực lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế từ trước đến nay để chia cổ tức cho cổ đông lần này.

Cùng với nhiều thông tin tích cực, trên thị trường cổ phiếu DPR đã quay đầu tăng trở lại sau khi giảm mạnh giai đoạn đầu tháng 10/2019. Hiện DPR giao dịch ở mức 44.000 đồng/cp, tăng khoảng 42% so với thời điểm đầu năm 2019.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...