Muốn tham gia "cuộc đua" xe điện, Fiat Chrysler đề xuất sáp nhập Renault S.A

Thoả thuận sáp nhập này sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới và tiết kiệm 5 tỷ euro mỗi năm bằng cách chia sẻ nghiên cứu.
Muốn tham gia "cuộc đua" xe điện, Fiat Chrysler đề xuất sáp nhập Renault S.A

Fiat Chrysler đã đề xuất thương vụ sáp nhập 32.6 tỷ Euro với công ty sản xuất ô tô lớn của Pháp – Renault S.A, có khả năng giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la để đầu tư vào cuộc đua sản xuất xe điện. Công ty sáp nhập sẽ thuộc quyền sở hữu 50% của các cổ đông Renault và 50% của cổ đông Fiat Chrysler.

Sự kết hợp hai bên sẽ giúp sản lượng sản xuất tăng lên tới 8,7 triệu xe mỗi năm, đồng thời tiết kiệm dược 5 tỷ euro nhờ chia sẻ nghiên cứu, thu mua và các hoạt động khác, theo gợi ý công ty Fiat Chrysler Automenses (FCA). Công ty cho biết thoả thuận không liên quan đến việc đóng cửa nhà máy nhưng sẽ có khả năng phải cắt giảm làm việc làm.

"Nếu việc sáp nhập thành công tốt đẹp, Fiat Chrysler - Renault sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới sau Volkswagen (sở hữu Audi, Seat) và Toyota (sở hữu Lexus). General Motors, chủ sở hữu các thương hiệu như Chevrolet, Buick và Cadillac, sẽ rơi xuống vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Lời đề xuất sáp nhập xuất phát từ áp lực hợp nhất thị trường xe hơi toàn cầu bởi sự chuyển đổi sử dụng xe điện ngày một rộng rãi. Theo phân tích của nhiều nhà nghiên cứu thị trường, hai công ty Fiat Chrysler và Renault dường như sẽ bổ sung cho nhau.

Fiat Chrysler mạnh hơn ở Mỹ và ở mảng SUV, trong khi đó Renault nổi trội hơn tại thị trường Châu Âu và đặc biệt là trong việc phát triển xe điện. Đề xuất từ phía Fiat Chrysler chỉ ra rằng liên minh hiện tại của Renault với Nissan và Mitsubitshi vẫn có thể tiếp tục và các công ty sẽ đều được hưởng lợi về mặt tài chính từ thoả thuận mang tính “tiết kiệm” trên. 

Liên minh Renault – Nissan – Mitsubishi đã gặp rắc rối kể từ vụ bắt giữ người đứng đầu cũ, ông Carlos Ghosn hồi tháng 11 vừa qua về các gian lận tài chính tại Nhật Bản. Nhưng ba công ty này dường như không chịu quá nhiều ảnh hưởng và vẫn là nhà sản xuất xe lớn nhất thế giới.

Chính phủ Pháp, sở hữu 15% cổ phần Renault cho biết, gợi ý sáp nhập của Fiat Chrysler là một "gợi ý lý tưởng" nhưng vẫn muốn nghiên cứu các điều khoản một cách cẩn thận hơn, đặc biệt là về hướng đi phát triển công nghiệp của Renault cũng như điều kiện làm việc của công nhân. “Sự hợp nhất như thế này sẽ cho thấy khả năng của chúng ta trong việc đối phó với các thách thức chủ quyền của Châu Âu và Pháp trong bối cảnh toàn cầu hoá. Chúng ta cần những "người khổng lồ" được xây dựng tại Châu Âu”, phát ngôn viên của chính phủ Pháp phát biểu.

Muốn tham gia "cuộc đua" xe điện, Fiat Chrysler đề xuất sáp nhập Renault S.A ảnh 1

Biểu đồ thống kê doanh thu, nhân viên và số lượng xe bán ra của Fiat Chrysler và Renault S.A

Phó Thủ tướng Ý Matteo Salvini cho biết, đề xuất sáp nhập có thể là tin tốt cho nước Ý, đẩy mạnh giúp FCA phát triển, tuy nhiên vấn đề duy trì việc làm vẫn phải được coi trọng hàng đầu.

Giám đốc điều hành của Nissan, ông Hiroto Saikawa, không đưa ra bắt cứ bình luận trực tiếp về ý tưởng nhập nhưng cho biết: “Tôi luôn sẵn sàng trao đổi quan điểm mang tính xây dựng để củng cố sự bền chặt của liên minh.”

Ý tưởng này đã đẩy cổ phiếu của Fiat Chrysler tăng gần 8% và Renault tăng 12%. Phía các nhà đầu tư cũng tỏ thái độ tích cực trước ý tưởng này. Tuy nhiên, Arndt Ellinghorst - một nhà phân tích của Evercore ISI cho rằng, thoả thuận phức tạp này khó có thể thành hiện thực xét trên nhiều yếu tố khi hai công ty này chịu ảnh hưởng từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, lợi ích khi liên kết đã không còn bó hẹp trong phạm vi của hai doanh nghiệp.

Sau cuộc họp đặc biệt tại trụ sở chính tại vùng ngoại ô Boulogne – Billancourt ở Paris, phía đại diện Renault cho biết họ sẽ vui lòng nghiên cứu thêm lời đề xuất ‘thân thiện’ của Fiat.

Theo The Guardian

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…