Mỹ bắt đầu kiến nghị Trung Quốc lên WTO

Ngay sau khi công bố kết quả điều tra theo Điều khoản 301 về các hoạt động vi phạm sở hữu trí tuệ...
Mỹ bắt đầu kiến nghị Trung Quốc lên WTO

Ngay sau khi công bố kết quả điều tra theo Điều khoản 301 về các hoạt động vi phạm sở hữu trí tuệ, bắt buộc chuyển giao công nghệ của Trung Quốc, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã chính thức gửi yêu cầu tham vấn với Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để chính thức nêu quan ngại về vấn đề này, báo chí Mỹ hôm 28/3 cho hay.

Yêu cầu tham vấn của USTR ghi rõ việc Trung Quốc đã từ chối để các đối tác nước ngoài được có khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình khi liên doanh với đối tác nội địa sau khi hợp đồng chuyển giao công nghệ kết thúc.

USTR tố cáo Trung Quốc áp đặt các điều khoản hợp đồng có tính bắt buộc, gây bất lợi, nhằm tạo sự phân biệt đối xử, chống lại và không tạo thuận lợi cho công nghệ nước ngoài nhập khẩu.

Cơ quan Đại diện thương mại của Hoa Kỳ cho rằng, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp này thông qua bốn chính sách và điều này đã vi phạm Điều 3, Điều 28 của TRIPS - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.

Yêu cầu tham vấn của USTR được công khai một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ đạo USTR đưa vụ việc này lên WTO, coi đây như một kết quả của cuộc điều tra theo Điều khoản 301.

Ông chủ Nhà Trắng cũng lập tức yêu cầu USTR xây dựng danh sách các biểu thuế khuyến nghị và Bộ trưởng Tài chính Mỹ cần xây dựng các hạn chế đối với đầu tư của Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực công nghệ nhạy cảm của Mỹ.

Theo luật của WTO, chính quyền Bắc Kinh có 10 ngày để phản hồi yêu cầu tham vấn của Mỹ và phải thực hiện tham vấn trong vòng 30 ngày. Nếu yêu cầu không giải quyết được vấn đề, Washington có thể yêu cầu thành lập Ban bồi thẩm trong vòng 60 ngày tính từ ngày gửi yêu cầu.

Theo Bzlive

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...