Mỹ chọn Bell và Sikorsky chế tạo nguyên mẫu trực thăng trinh sát tấn công

Quân đội Mỹ quyết định chọn Bell, thành viên của tập đoàn Textron Inc., và Sikorsky, thành viên của Lockheed Martin thực hiện hợp đồng phát triển và thử nghiệm nguyên mẫu trực thăng tấn công đa dụng, hỏa lực mạnh và độ tin cậy cao.

Dự án liên quan đến 2 mẫu trực thăng được các doanh nghiệp giới thiệu, Bell 360 Invictus và Sikorsky Raider X, sẽ được phát triển thành 2 nguyên mẫu trực thăng quân sự có tốc độ, hỏa lực mạnh và độ ổn định cao để cạnh tranh trong chương trình Máy bay Trinh sát Tấn công Tương lai.

Theo các quan chức Quân đội Mỹ, những nguyên mẫu của trực thăng trinh sát tấn công thế hệ mới dự kiến sẽ cất cánh lần đầu tiên năm 2023.

Là một phần của hệ thống các chương trình Máy bay cất cánh thẳng đứng (FVL) do Chính phủ Mỹ quản lý, cuộc thi Máy bay Trinh sát Tấn công Tương lai (FARA) hướng tới mục đích thử nghiệm và hiện thực hóa một máy bay trinh sát tấn công thế hệ tiếp theo, lấp đầy khoảng trống về năng lực chiến đấu của Quân đội Mỹ theo lịch trình nhanh nhất có thể.

Quân đội Mỹ gọi FARA là một “chiến binh bay” cho chiến trường trong tương lai. Các phương tiện bay FARA sẽ mang theo nhiều loại vũ khí, khí tài khác nhau để vô hiệu hoa hoặc phá hủy các máy bay không người lái tiên tiến, yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trong mọi điều kiện chiến trường.

Trực thăng cánh quạt đồng trục Raid Raider X của Sikorsky và trực thăng cánh quạt đơn Bell Bell 360 Invictus được Quân đội Mỹ lựa chọn để tiếp tục bước vào giai đoạn chế tạo mẫu cạnh tranh cho chương trình FARA. Có nghĩa là Sikorsky và Bell sẽ phải hoàn thiện hơn nữa thiết kế, phát triển và chế tạo thực tế một nguyên mẫu trực thăng chiến đấu mới, để có thể thực hiện một chương trình thử nghiệm bay.

Theo Tạp chí Vertical Magazine, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của các trực thăng tấn công do chính phủ tài trợ của 2 doanh nghiệp phải diễn ra không muộn hơn mùa thu năm 2023. Quân đội đang nỗ lực có được một chiếc trực thăng trinh sát tấn công mới để thay thế OH-58D Kiowa. FARA thành công phải nằm gọn trong khuôn hình kích thước 40 feet x 40 feet (12,2 mét) và đạt tốc độ hành trình 180 hải lý (hơn 330 km/h) khi bay.

Lực lượng không quân chiến trường của quân đội Mỹ hiện nay không có trực thăng chuyên dụng để tiến hành trinh sát hỏa lực, tấn công chớp nhoáng, có khả năng tự bảo vệ tốt và có khả năng tấn công sát thương và phi sát thương. Phương tiện bay này phải có kích thước nhỏ lẩn tránh radar và có thể bay trong các các hẻm núi hoặc trên các đường phố của các thành phố lớn. Thực tế này làm suy giảm khả năng chiến đấu của các lực lượng mặt đất.

Các công ty Bell và Sikorsky, bước vào chung kết cuộc thi FARA, đã nhận được hợp đồng 1,64 tỷ USD từ ngân sách quân sự Mỹ cho thiết kế, chế tạo nguyên mẫu FARA. Trong đó, có 940 triệu USD dành cho Sikorsky. Sau khi các nguyên mẫu được trình bày, Quân đội Mỹ sẽ xác định lựa chọn nào phù hợp nhất.

Nguyên mẫu trực thăng trinh sát tấn công Sikorsky RAIDER X 

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…