Mỹ, Israel thử nghiệm thành công hệ thống Vòm Sắt (IDDS-A) dành cho lục quân

Quân đội Mỹ, Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO) và Rafael Advanced Defense Systems Ltd thành công thử nghiệm bắn đạn thật Hệ thống Phòng thủ Vòm Sắt (IDDS-A) của Lục quân, mua sắm từ Israel.

Cuộc thử nghiệm bắn đạn thật được tiến hành trên thao trường White Sands New Mexico (WSMR), lần đầu tiên các trắc thủ Mỹ đánh chặn mục tiêu trực tiếp bằng Hệ thống phòng không Vòm Sắt, Hệ thống radar MMR của Vòm Sắt, được sản xuất và phát triển bởi Công ty Hàng không Vũ trụ Israel (IAI ), thực hiện nhiệm vụ thông báo, phân loại và tính toán quỹ đạo bay của các phương tiện tấn công đường không và tên lửa đạn đạo.

Quân đội Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel.
Quân đội Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel.

Lục quân có kế hoạch trang bị hai khẩu đội IDDS-A như một giải pháp phòng thủ tên lửa hành trình tạm thời trong khi tiếp tục thúc đẩy phát triển Hệ thống Phòng thủ Hỏa lực Gián tiếp (IFPC) Tăng cường 2 (Inc2) cho khai thác sử dụng trong tương lai. Hệ thống phỏng không tăng cường 2 của chương trình IFPC được trang bị những công nghệ tiên tiến như vũ khí năng lượng định hướng, sẽ có khả năng phòng thủ rộng rãi chống lại Tên lửa hành trình siêu âm, các Hệ thống máy bay không người lái Nhóm 2 (tốc độ cận âm) & nhóm 3 (tốc độ siêu âm) và Tên lửa, Đạn pháo và đạn súng cối các loại.

Chính phủ Mỹ đang tăng cường tài trợ tài chính cho phát triển hệ thống Vòm Sắt, các chính khách và nhà quân sự Mỹ, Israel nhiều lần kêu gọi chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất Vòm Sắt ở chính nước Mỹ.

Tương tự như việc Mỹ và Israel cùng hợp tác sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Arrow III, trong đó Boeing sản xuất 40-50% nội dung sản xuất với sự hỗ trợ của Quốc hội, truyền thông, các tổ chức tư vấn và các nhà bình luận quân sự ủng hộ việc hợp tác sản xuất hệ thống Vòm Sắt.

Hạ viện Mỹ trong một bản báo cáo về Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm Tài chính 2013 đã để xuất hỗ trợ phát triển Iron Dome với nguồn ngân sách 680 triệu USD. Nên các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ tìm kiếm bất kỳ cơ hội nào để tham gia hợp tác sản xuất hệ thống Iron Dome với Israel.

Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Lầu Năm Góc cũng có những yêu cầu tương tự trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng của Thượng viện cũng như các dự luật phân bổ ngân sách quốc phòng của Hạ viện và Thượng viện tương ứng cho năm Tài chính 2013.

Đưa hệ thống Iron Dome vào danh sách các chương trình quân sự công nghệ cao do cả hai quốc gia cùng phát triển sẽ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Israel và Mỹ.

Tháng 7/2014, có thông tin cho rằng, gã khồng lồ quốc phòng Mỹ Raytheon sẽ hợp tác sản xuất các thành phần chính cho tên lửa đánh chặn Tamir của Vòm Sắt của quân đội Mỹ. Công ty sẽ cung cấp các bộ phận, chi tiết, được các nhà thầu phụ khác sản xuất chuyên sâu.

Iron Dome là hệ thống phòng không di động, hoạt động trong mọi thời tiết, do công ty Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries. Hệ thống được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các tên lửa tầm ngắn, đạn pháo trên  khoảng cách từ 4 km (2,5 dặm) đến 70 km (43 dặm), điều kiện tiên quyết là quỹ đạo đường đạn của đối phương hướng đến khu vực đông dân cư của Israel.

Trron Dome được đánh giá là đánh chặn thành công trong chiến dịch phòng không chống lại cuộc tập kích tên lửa của tổ chức thánh chiến Hamas trên dải Gaza.

Iron Dome là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng mà Israel phát triển từ năm 2016, phòng thủ chống lại các mối đe dọa từ súng cối đến tên lửa đạn đạo ICBM, gồm có Arrow 2, Arrow 3, Iron Beam, Barak 8 và David’s Sling.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…