Mỹ, NATO và EU tố cáo Trung Quốc tấn công vào server Microsoft Exchange

Một nỗ lực chung từ các thành viên NATO, Liên minh châu Âu, Australia, New Zealand và Nhật Bản nhằm đối đầu với các mối đe dọa tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc.
Mỹ, NATO và EU tố cáo Trung Quốc tấn công vào server Microsoft Exchange

Trong động thái đầu tiên của mình vào 19/7, các quốc gia công khai quy trách nhiệm cho Bộ An ninh Trung Quốc về một cuộc tấn công mạng lớn vào các server email Microsoft Exchange hồi đầu năm nay. Cuộc tấn công được thực hiện bởi các tin tặc tội phạm được cho là làm việc cho MSS - những kẻ cũng đã tham gia vào các hoạt động tống tiền, mã hóa và ransomware trên mạng. 

Một quan chức cấp cao của chính quyền TT Mỹ Joe Biden cho biết, nhóm sẽ chia sẻ thông tin tình báo về các mối đe dọa mạng và hợp tác về bảo vệ và an ninh mạng toàn cầu. 

Trong cùng ngày, FBI, Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ đã công bố một danh sách liệt kê 50 chiến thuật, kỹ thuật mà các tin tặc sử dụng.

Vụ tấn công và server Microsoft Exchange đã được công khai vào tháng 3 và được cho là đã tấn công ít nhất 30.000 tổ chức của Mỹ và hàng trăm nghìn tổ chức khác trên toàn thế giới. Microsoft sau đó đã nhanh chóng xác định đối tượng đứng sau vụ hack là một nhóm hacker gián điệp của Trung Quốc có tên là Hafnium.

Tuy nhiên trong thời gian qua, Mỹ đã tạm ngừng đổ lỗi trực diện cho Trung Quốc về vấn đề này. Vị quan chức của chính quyền Mỹ cho biết, việc trì hoãn nêu đích danh Trung Quốc một phần là để các nhà điều tra có thời gian thu thập bằng chứng chứng minh rằng nhóm tin tặc Hafnium thuộc biên chế nhà nước Trung Quốc. 

Vào thời điểm mà chiến tranh mạng đang trở thành tuyến đầu trong cuộc tranh giành quyền lực toàn cầu giữa các nền dân chủ và các quốc gia chuyên quyền, liên minh an ninh mạng mới đây có thể sẽ là hình mẫu cho những nỗ lực đối đầu với các mối đe dọa xuyên quốc gia trong tương lai.  

Các thông báo chung hôm 19/7 được xây dựng dựa trên nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ giữa các đồng minh NATO và EU để có một cách tiếp cận trực diện hơn với Trung Quốc. Thông báo cũng được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao mà chính quyền Biden áp dụng đối với Bắc Kinh trong năm nay. 

Tuy nhiên sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trên toàn thế giới khiến bất kỳ nhóm quốc gia nào đồng ý về các hành động cụ thể chống lại Trung Quốc là cực kỳ khó khăn.

Hoa Kỳ cũng đưa ra lời khuyên kinh doanh, cảnh báo các công ty Hoa Kỳ về khả năng bị vi phạm quyền riêng tư và dữ liệu nếu tiếp tục kinh doanh ở Hồng Kông.

Đáp lại, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ "can thiệp" vào công việc nội bộ của Trung Quốc. 

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…