Mỹ phóng thử tên lửa SM-3 Block IIA đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển

Lần đầu tiên trong quá trình phát triển, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mục tiêu bị đánh chặn bên ngoài bầu khí quyển Trái đất bằng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo SM-3 Block IIA của Raytheon.

Bryan Rosselli, Phó chủ tịch Bộ phận Phòng thủ Tên lửa Chiến lược của Raytheon Missiles & Defense cho biết: “Cuộc thử nghiệm đầu tiên này cho thấy đất nước chúng ta có tiềm năng xây dựng lớp phòng thủ mới chống lại các mối đe dọa tầm xa.

Loại tên lửa phòng thủ tên lửa đạn đạo SM-3 đã thực hiện nhiều vụ đánh chặn trên bầu khí quyển hơn tất cả những loại tên lửa khác cộng lại, đây cũng là vũ khí duy nhất thuộc lớp tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo, được triển khai cả trên tàu và đất liền. Số lượng các vụ đánh chặn thử nghiệm là 30.

Tên lửa đánh chặn sử dụng động năng, chứ không phải đầu đạn nổ phá để tiêu diệt mục tiêu. "Đầu đạn " của tên lửa tấn công các tên lửa đạn đao với động lực tương đương một chiếc xe tải 10 tấn, đang chạy với tốc độ 600 dặm / giờ. Kỹ thuật này được gọi là "hit-to-kill", mô tả như chặn một viên đạn bằng một viên đạn khác.

Tên lửa SM-3 Block IIA đánh chặn trong bầu khí quyển

Mỹ phóng thử tên lửa SM-3 Block IIA đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển ảnh 2

Hệ thống các tên lửa đánh chặn SM-3

Theo blog Dambiev, vụ phóng diễn ra ngày 17/11/2020 trong khuôn khổ sứ mệnh thử nghiệm FTM-44. Một tên lửa mô phỏng ICBM được phóng từ Thao trường Reagan trên đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương (Quần đảo Marshall). Đầu đạn bị đánh chặn bởi tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA, được phóng lên từ khu trục hạm USS John Finn (DDG-113).

Trước đó, cổng thông tin USNI của Mỹ cho biết, các cuộc thử nghiệm của FTM-44 được lên kế hoạch vào tháng 5, nhưng phải hoãn lại do đại dịch COVID-19. Theo Phó Đô đốc John Hill, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA), khu trục hạm John Finn, thường trú tại căn cứ ở San Diego thực hiện phóng SM-3 Block IIA, vượt ra ngoài các giới hạn thử nghiệm thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ICBM.

Tháng 12/2019, MDA đã trao cho Raytheon một hợp đồng phát triển tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA trị giá 1 tỷ USD.  Bộ Ngoại giao Mỹ cung thông qua việc bán 73 tên lửa SM-3 Block IIA cho Nhật Bản với trị giá 3,295 tỷ USD. Hải quân Nhật Bản sẽ trang bị các tên lửa này  cho các tàu khu trục AEGIS Ashore và các tàu khu trục lớp Maya mới.

Hệ thống cảm biến Raytheon Intelligence & Space cũng là một phần của thử nghiệm này. Các cảm biến đã phát hiện và theo dõi mục tiêu và chuyển tiếp dữ liệu cho sở chỉ huy Hệ thống phòng thủ tên lửa.

Video ghi lại một vụ đánh chặn được thực hiện trong bầu khí quyển năm 2018.

Tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa đạn đạo

Tên lửa SM-3 phóng từ chiến hạm

Tên lửa SM-3 phóng trên đất liền

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...