Mỹ xác nhận đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc

Cố vấn chiến lược của Tổng thống Mỹ Steve Bannon khẳng định Mỹ đang trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc; cảnh báo, dù Washington đang bị thất thế trong cuộc chiến này, song sẽ đáp trả mạnh mẽ đ
Mỹ xác nhận đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn được đăng trên trang tin tức prospect.org ngày 16/8, Cố vấn Bannon đã xác nhận về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, nhận định rằng nếu Mỹ tiếp tục để thua trong cuộc chiến này, trong vòng tối đa là 10 năm nữa, nước này sẽ rơi vào tình trạng khó phục hồi.

Ông Banon tuyên bố Mỹ sẽ sử dụng Khoản 301 trong Đạo luật Thương mại 1974 nhằm chống lại việc Trung Quốc ép buộc các tập đoàn Mỹ đang kinh doanh tại nước này chuyển giao công nghệ và sau đó là khiếu nại về hành vi bán phá giá mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc.

Theo ông Bannon, Mỹ không cần phải nhượng bộ với Trung Quốc để giành được sự ủng hộ của Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, bởi Bắc Kinh sẽ không hành động để kiềm chế Bình Nhưỡng.

Cố vấn chiến lược của Tổng thống Mỹ Steve Bannon
Cố vấn chiến lược của Tổng thống Mỹ Steve Bannon

Ông cho biết có thể sẽ cân nhắc một thỏa thuận, trong đó Trung Quốc ép Triều Tiên ngưng phát triển hạt nhân và Mỹ sẽ rút quân khỏi Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy dường như là xa vời. Quan chức này cũng bác bỏ khả năng Mỹ sẽ dùng giải pháp quân sự đối với Triều Tiên.

Về phần mình, phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại Trung Quốc-Mỹ trong việc mang lại lợi ích cho đôi bên.

Theo bà, thực tế cho thấy sự hợp tác lâu dài giữa Trung Quốc và Mỹ đã đem lại những lợi ích thực sự cho người dân cả hai nước.

Bà nêu rõ sẽ không có bên nào thắng trong cuộc chiến thương mại này và bày tỏ hy vọng rằng các bên liên quan sẽ chấm dứt việc nhìn nhận các vấn đề của thế kỷ 21 với tinh thần thế kỷ 19 hoặc 20.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/8 vừa qua đã ký một sắc lệnh ủy quyền tiến hành điều tra cáo buộc về những vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ của Trung Quốc.

Theo sắc lệnh này, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer được chỉ đạo xác định liệu các chính sách thương mại của Trung Quốc có ép buộc các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho nước này hay không.

Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ hy vọng Đại diện Thương mại Mỹ sẽ tôn trọng thực tế và hành động thận trọng.

Nếu phía Mỹ không tôn trọng các sự thực cơ bản và các quy định về thương mại đa phương, có các hành động gây tổn hại tới quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả phù hợp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...