NATO diễu võ, Hạm đội Biển Đen cũng tập trận đạn thật, thử nghiệm hệ thống phòng không Crimea

Ngày 01/7, các chiến hạm Nga tiến hành cuộc diễn tập huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đen, tương tự như hải quân Ukraine và NATO đang thực hiện cuộc diễn tập Sea Breeze 2021 trên vùng nước rộng lớn hơn.

Hãng thông tấn Interfax, dẫn tuyên bố của Hạm đội Biển Đen Nga cho biết, thủy thủ đoàn hai tàu đổ bộ cỡ lớn, sử dụng vũ khí trên boong bắn đạn thật vào các mục tiêu trên biển và trên không ở Biển Đen.

Cũng theo Interfax, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đang theo dõi sát sao một khu trục hạng nhẹ của hải quân Italia khi chiến hạm này tiến vào Biển Đen ngày 1/7.

Cuộc diễn tập diễn ra hai ngày sau khi quân đội Nga thử nghiệm hệ thống phòng không ở Crimea, trong thời điểm cuộc diễn tập Sea Breeze của NATO đang ở giai đoạn tích cực. Chánh văn phòng truyền thông Hạm đội Biển Đen - thuyền trưởng hạng hai Alexei Rulev cho biết.

Ông nói, trong quá trình kiểm tra thử nghiệm, các máy bay chiến đấu Su-30SM, Su-27, máy bay ném bom Su-24 và trực thăng chiến đấu đóng vai trò là mục tiêu cho hệ thống phòng không S-400 phát hiện, giám sát và theo dõi. Các phi đội máy bay chiến đấu và trực thăng chiến đấu của Hạm đội Biển Đen cùng tham gia huấn luyện với các sư đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-400 và tổ hợp phòng không tầm ngắn Pantsir-S1.

Các máy bay chiến đấu, đóng vai trò quân xanh thực hiện nhiệm vụ trên khoảng cách xa tối đa so với vùng phát hiện của các đài radar và trên độ cao siêu thấp.

Cuộc diễn tập của NATO và Ukraina Sea Breeze 2021 kéo dài hai tuần với sự tham gia của khoảng 5.000 quân nhân NATO và các đồng minh khác, khoảng 30 chiến hạm, 40 máy bay, khu trục hạm tên lửa Mỹ USS Ross và lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nhấn mạnh, cuộc diễn tập không nhằm mục đích nâng cao năng lực tác chiến mà chỉ có hai mục tiêu - làm mất ổn định tình hình dọc biên giới Nga, chuyển các loại vũ khí, trang thiết bị vào lãnh thổ Ukraine để gây căng thẳng vùng Donbass.

Trước đó, Hải quân Nga cũng tiến hành các cuộc diễn tập phóng tên lửa của các chiến hạm thuộc biên chế Hải quân Nga trên Biển Địa Trung Hải. Cuộc diễn tập được thực hiện cách soái hạm Hải quân Anh, tàu sân bay Queen Elizabeth II vài chục km.

Theo RIA Novosti, những cuộc diễn tập Hải quân sẽ được thực hiện trong ngày 26/7. Khu vực biển Địa Trung Hải phía nam đảo Síp sẽ đóng cửa đối với vận tải thương mai. Cũng ở phía nam Cyprus, một cụm tàu Anh hoạt động từ ngày 1/7 đến ngày 30/7. Khu vực diễn tập của Hải quân Nga và khu vực cụm hải quân tấn công tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth có khoảng 30 km.

Cuộc diễn tập chung của các lực lượng đặc nhiệm thường trực Hải quân và Không quân Vũ trụ Nga trên Biển Địa Trung Hải được bắt đầu vào ngày 25/7. Cuộc diễn tập có sự tham gia của 5 chiến hạm, 2 tàu ngầm, máy bay tiêm kích tầm xa mang tên lửa siêu thanh MiG-31K và máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa Tu-22M3.

Ngày 2/7, khu trục hạm HMS Defender Anh và khinh hạm HNLMS Evertsen của Hải quân Hà Lan sau khi hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện đã vượt qua eo biển Bosphorus trên đường vào Địa Trung Hải.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…