Nga không kích Idlib, trả thù cho thiếu tá phi công Filipov - Anh hùng LLVT Nga

Theo RusVesna.SU, không quân Nga tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào lực lượng thánh chiến ở Greater Idlib, Tây Bắc Syria, nhằm kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng Lực lượng Vũ trang (LLVT) Nga - phi công Roman Nikolayevich Filipov.

Ngày 3/2/2018, chiếc Su-25 của Thiếu tá Filipov bị các tay súng thánh chiến sử dụng tên lửa phòng không vác cơ động MANPAD bắn hạ. 

Sau khi nhảy dù, Filiopv rơi xuống gần thị trấn Saraqib ở miền nam Idlib và bị các tay súng khủng bố bao vây.

Do lực lượng quá chênh lệch, sau cuộc đọ súng, Filiopv tự sát bằng một quả lựu đạn cùng với những kẻ khủng bố đang cố gắng bắt anh làm tù binh. Một số phần tử khủng bố thiệt mạng và bị thương.

RusVesna.SU cho biết, không quân Nga tiến hành các cuộc không kích cuối ngày 3/2, san phẳng một trại huấn luyện của nhóm Ajnad al-Kavkaz (AK) thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda gần thị trấn Armanaz, tây bắc Idlib.

Nhóm khủng bố AK có hơn 1.000 tay súng nước ngoài ở Syria, chủ yếu đến từ Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. Hầu hết các tay súng hoạt động trên vùng tây bắc Idlib. Nhóm khủng bố này do Abu Bakr Shishani cầm đầu, có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria) đang thống trị vùng Greater Idlib của Syria.

Theo RusVesna.SU, các cuộc không kích của không quân Nga tiêu diệt hàng chục tay súng khủng bố AK, trong đó có một nhóm thánh chiến đến từ Bắc Caucasus. Một kho đạn dược và một số thiết bị quân sự cũng bị phá hủy.

Các máy bay ném bom chiến trường Su-24M của Không quân Nga đã sử dụng bom nổ phá mảnh FAB-500 thực hiện trận tập kích đường không này. Chiến dịch không kích khẳng định một quan điểm không thay đổi, Nga quyết tâm diệt hết khủng bố ở Syria, không giới hạn thời gian tiến hành chiến lược này kéo dài bao lâu.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...