Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa Sarmat trong năm 2021

Bộ Quốc phòng Nga cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat trong năm 2021. Theo Thứ trưởng Alexei Krivoruchko, trước đó, các cuộc thử nghiệm phóng ném tên lửa Sarmat đã hoàn thành với kết quả khả quan.

Phát biểu với trang Lực lượng Vũ trang Nga, “Krasnaya Zvezda”, Thứ trưởng Quốc phòng Alexei Krivoruchko cho biết Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm tên lửa Sarmat đầy đủ “càng sớm càng tốt.”

Tên lửa Sarmat là tên lửa đạn đạo chiến lược thay thế cho "Voevoda" hay "Satan" (theo thuật ngữ của NATO), tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới.

Nga bắt đầu thực hiện dự án chế tạo tên lửa Sarmat vào năm 2011. Một trong những ưu điểm chính của tên lửa mới (sẽ thay thế tên lửa Voevoda trong lực lượng tên lửa chiến lược Nga) là có thể tiếp cận các mục tiêu cả từ hai phía Nam cực và Bắc cực, tấn công từ phía không có hệ thống phòng không đánh chặn.

Tư lệnh trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, tướng Sergei Karakayev, vào tháng 12/2020, tuyên bố tên lửa Sarmat sẽ bắt đầu nhận nhiệm vụ chiến đấu vào năm 2022.

Sarmat dài 35,5 m, đường kính 3 m, có tầm bắn 18.000 km. Tên lửa nặng 208,1 tấn khi phóng, có thể mang đầu đạn nặng hơn 10 tấn.

Nga thử nghiệm phóng ném tên lửa đạn đạo chiến lược Sarmat

Phát biểu về việc hiện đại hóa Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Thứ trưởng Krivoruchko cho biết đã hoàn thành tái trang bị cho 6 sư đoàn tên lửa bằng các hệ thống tên lửa thế hệ thứ 5 này, nhiệm vụ này đang được tiếp tục với 4 sư đoàn khác. 95% tổ hợp phóng tên lửa chiến lược liên tục trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Krivoruchko giải thích trong cuộc phỏng vấn với tờ Krasnaya Zvezda: "Các ưu tiên phát triển hàng đầu là trang bị lại các tổ hợp tên lửa di động và cố định tiên tiến Yars và Avangard, có khả năng tốt nhất chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa, đồng thời với việc chế tạo tổ hợp mới nhất với tên lửa hạng nặng Sarmat".

Lực lượng tên lửa chiến lược hải quân đẩy nhanh việc chế tạo và đưa vào vận hành các tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng nguyên tử của dự án Borey-A đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng căn cứ bí mật, hiện đại hóa và kéo dài tuổi thọ các tàu ngầm tên lửa chiến lược hiện có.

Công nghiệp đóng tàu quốc phòng Nga đang hoàn thiện 4 tàu ngầm tuần dương nguyên tử của dự án này, 2 tàu ngầm nữa sẽ được đóng trong khuôn khổ hợp đồng nhà nước, mới được ký kết trong năm nay.

Lực lượng không quân chiến lược của bộ ba răn đe hạt nhân tiếp tục được cung cấp các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160. Các viện, trung tâm nghiên cứu và chế tạo Nga đang tập trung phát triển tên lửa hành trình phóng từ trên không có tầm bắn xa hơn và tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…