Ngân hàng Trung Quốc kêu gọi nhân viên hạn chế khoe hàng hiệu, du lịch sang chảnh

Các tổ chức tài chính Trung Quốc đang từng bước thực hiện kế hoạch cắt giảm chi tiêu, “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ kinh tế khó khăn…

Từ việc cắt giảm lương thưởng, yêu cầu nhân viên không mặc quần áo và đeo đồng hồ đắt tiền ở nơi làm việc cho đến việc hạn chế chi phí đi lại và giải trí, các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực “thắt lưng buộc bụng” khi chính phủ Bắc Kinh tìm cách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. 

Những yêu cầu này được đưa ra trong thời điểm các nhà chức trách tuyên bố sẽ trấn áp nạn tham nhũng trong lĩnh vực tài chính trị giá 57 nghìn tỷ USD của đất nước và tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục suy yếu, với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức cao kỷ lục.

Các chuyên gia tài chính nằm trong số những người lao động được trả lương cao nhất ở Trung Quốc, và sự giàu có cũng như lối sống hào nhoáng của họ thường bị công chúng chỉ trích trên mạng xã hội và từ đó khiến các nhà lập pháp chú ý. 

Đầu năm nay, cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ loại bỏ những ý tưởng về một giới "tinh hoa tài chính" theo kiểu phương Tây và chấn chỉnh xu hướng thiên về vật chất. Điều đó đã thúc đẩy một loạt các tổ chức tài chính, cả thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân, chủ động thực hiện các biện pháp điều chỉnh nội bộ để hạn chế sự phô trương. 

Trong số các biện pháp đó bao gồm hướng dẫn không thể hiện lối sống sang chảnh một cách công khai, được một quỹ tương hỗ lớn của nhà nước Trung Quốc và một ngân hàng cỡ trung bình ban hành. Quỹ tương hỗ giấu tên đã yêu cầu nhân viên hạn chế đăng ảnh các bữa ăn, quần áo hoặc túi xách đắt tiền lên mạng xã hội để tránh thu hút sự chú ý của cơ quan quản lý hoặc sự chỉ trích của công chúng.

Trong khi đó, nhân viên và giám đốc tại ngân hàng cỡ trung nói trên được được kêu gọi không mặc đồ hiệu hoặc mang theo túi xách đắt tiền tới nơi làm việc, đồng thời nhận thêm thông báo rằng họ sẽ không được nghỉ ở khách sạn 5 sao khi đi công tác.

ngân hàng Trung Quốc

Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc Corp (CCB) đến nay đã lên kế hoạch cắt giảm một số khoản phụ cấp cho nhân viên tại trụ sở chính của ngân hàng, bao gồm khoản trợ cấp từ 1.500 nhân dân tệ (210 USD) đến 2.000 nhân dân tệ vào mỗi mùa hè…

Tương tự, CITIC Securities cũng đang cắt giảm lương trong bộ phận ngân hàng đầu tư của mình, giảm tới 15% mức lương cơ bản sau khi đối thủ China International Capital Corp (CICC) vào tháng trước cũng giảm 30%-50% tiền thưởng của các giám đốc trong năm nay, Reuters đưa tin. 

Để củng cố tư tưởng trong hệ thống tài chính tổng thể của quốc gia, chính quyền Bắc Kinh đang thành lập một cơ quan giám sát tài chính mới như một phần của cuộc tái cải tổ rộng rãi ở các cơ quan chính phủ trong nhiệm kỳ thứ ba của Chủ tịch Tập Cận Bình. Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc và ngân hàng trung ương đã cắt giảm phân bổ ngân sách trả lương cho nhân viên vào năm 2023 như một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm thu hẹp chênh lệch về thu nhập.

Xem thêm

Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc, cho rằng các mức kích thích hiện tại từ chính phủ sẽ chưa thể hỗ trợ đầy đủ cho nền kinh tế như suy nghĩ trước đây…

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...