Goldman Sachs hạ dự báo GDP Trung Quốc năm 2023

Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc, cho rằng các mức kích thích hiện tại từ chính phủ sẽ chưa thể hỗ trợ đầy đủ cho nền kinh tế như suy nghĩ trước đây…

Goldman Sachs đã trở thành ngân hàng Phố Wall mới nhất cắt giảm dự báo GDP của Trung Quốc, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất dần đà phục hồi sau khi mở cửa trở lại vào tháng 12/2022. 

Ngân hàng đầu tư đã hạ dự báo tổng sản phẩm quốc nội cả năm 2023 từ 6% xuống 5,4%, lưu ý rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ còn nhiều bất ổn ở phía trước. Sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19 tiếp tục gây thất vọng do dữ liệu kinh tế mềm, cũng như áp lực gia tăng đối với lĩnh vực bất động sản.

Mặc dù Goldman Sachs nhận thấy sẽ có thêm các biện pháp kích thích từ chính phủ, nhưng có lẽ là chửa đủ để khắc phục những vấn đề lớn hơn mà quốc gia này đang phải đối mặt, đó là sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng. 

“Với những thách thức dai dẳng từ thị trường bất động sản, sự bi quan trong tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp tư nhân, bên cạnh đó là các chính sách kích thích chưa đủ để bù đắp các trở ngại kinh tế, chúng tôi buộc phải hạ dự báo GDP thực tế năm 2023 của Trung Quốc”, nhà kinh tế trưởng Hui Shan cho biết trong ghi chú nghiên cứu mới công bố. 

Bản sửa đổi mới nhất từ Goldman Sachs nối tiếp các ngân hàng khác của Phố Wall như UBS, Bank of America và JPMorgan, đều đã hạ thấp ước tính GDP cả năm của Trung Quốc.

GDP Trung Quốc
Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc 

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs nói thêm rằng có rất nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt: “Những thách thức trung hạn như nhân khẩu học, suy thoái bất động sản kéo dài nhiều năm, các vấn đề nợ tiềm ẩn của chính quyền địa phương và căng thẳng địa chính trị có thể tác động nặng nề hơn đối với triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc”. 

Trên thực tế, có thể thấy rõ khả năng suy yếu của đồng nhân dân tệ so với USD do chênh lệch lãi suất với việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự kiến sẽ nới lỏng chính sách hơn nữa trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang gợi ý về hai đợt tăng lãi suất sắp tới. 

Tương tự, UBS cũng nhận thấy nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy yếu trong thời gian tới, đặc biệt vào quý 2 của năm. “Tăng trưởng tuần tự trong quý 2 có thể chậm lại chỉ còn 1-2% so với quý trước (tỷ lệ hàng năm được điều chỉnh theo mùa), yếu hơn so hẳn với kỳ vọng 4,5% trước đó của chúng tôi,” nhà kinh tế trưởng Wang Tao của Ngân hàng Đầu tư UBS cho biết trong một báo cáo cuối tuần. 

Bà Wang cũng lưu ý rằng sự không chắc chắn trong lĩnh vực bất động sản vẫn là rủi ro hàng đầu và có thể khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc thậm chí còn thấp hơn. “Dự báo của chúng tôi hơi thiên về xu hướng giảm, chủ yếu là do sự không chắc chắn trên thị trường bất động sản và lộ trình hỗ trợ chính sách bất động sản sắp tới, cũng như nhu cầu bên ngoài yếu hơn”, bà Wang lưu ý. 

Tuy nhiên, các ngân hàng Phố Wall vẫn giữ mục tiêu GDP năm 2023 cao hơn mức dự báo 5% của chính phủ Trung Quốc, vốn được coi là khiêm tốn. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% vào năm 2022, một trong những con số GDP thấp nhất được ghi nhận ở nước này. 

Tăng trưởng đã phục hồi trở lại trong quý đầu tiên của năm 2023, tăng lên 4,5% khi quốc gia này dần loại bỏ các hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt. Nhưng sự phục hồi này dường như đang “đuối sức”, được thể hiện qua một loạt các chỉ số kinh tế yếu hơn dự kiến trong hai tháng qua.  Đây là lí do đã thúc đẩy một loạt các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong tuần qua, với việc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản dự kiến ​​vào 20/6. 

Xem thêm

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục mới

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục mới

Tình hình thất nghiệp của thanh niên tại Trung Quốc hiện đang gây ra nhiều lo ngại. Với tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong tháng 5, nền kinh tế lớn nhất châu Á đang đối mặt với thách thức về việc tạo ra đủ việc làm cho thế hệ trẻ...

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…