Ngành dệt may hướng tới 60 tỷ USD xuất khẩu trong 5 năm tới, chú trọng hơn thị trường nội địa

Sau dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp sẽ tập trung khai thác các thị trường tiềm năng mới mở như CPTPP, EVFTA và tương lai gần là RCEP để phấn đầu tăng bình quân 6%/năm giai đoạn 2020 - 2025.
Ngành dệt may hướng tới 60 tỷ USD xuất khẩu trong 5 năm tới, chú trọng hơn thị trường nội địa

Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đã xây dựng mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 42 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2019 và kế hoạch 5 năm 2020-2025 tăng bình quân 6%/ năm. Tuy nhiên với tác động của dịch Covid-19, khả năng năm 2020 ngành sẽ tăng trưởng âm khoảng 5% so với năm 2019, nếu dich bệnh được kiểm soát trong quý II/2020.

Mặc dù vậy, đại dịch này lại đang tạo cơ hội sản xuất khẩu trang với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bù đắp một phần đơn hàng thiếu hụt, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động.

Ngoài ra, đại dịch này còn giúp các doanh nghiệp nhìn nhận lại chuỗi cung cầu của thị trường khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị dịch Covid-19 làm gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp nhận định, cần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong nước với nhau.

Đại dịch Covid-19 cũng khiến các doanh nghiệp dệt may quan tâm hơn đến thị trường nội địa. Khi nhu cầu tại thị trường thế giới bị sụt giảm nghiêm trọng do COVID-19, thị trường nội địa lại là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp.

Trước đây, vì cơ hội khai thác thị trường xuất khẩu luôn mở rộng nhờ các FTAs nên các doanh nghiệp dệt may luôn tăng cường gia tăng hoạt động tại các thị trường này. 

Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0 cũng như đầu tư mới với công nghệ hiện đại, phát thải thấp nhất. Tập trung phát triển sản xuất không phát thải như sản xuất sợi, nhuộm công nghệ ít nước hoặc không nước. Nỗ lực cạnh tranh và xây dựng doanh nghiệp theo hướng đáp ứng được tiêu chí của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may cần ứng dụng hiệu quả các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 55 – 60 tỷ USD nhưng số lượng lao động duy trì ở mức như hiện nay, như vậy năng suất lao động trên đầu người sẽ tăng khoảng 50%.

Xem thêm

Hiệp định CPTPP tiếp lửa cổ phiếu dệt may

Hiệp định CPTPP tiếp lửa cổ phiếu dệt may

Hiện, hiệp định CPTPP đã được thống nhất và ấn định thời điểm ký kết hiệp định CPTPP là ngày 3/8/2018 tại Chile. Điều này se tác động tích cực trong ngắn hạn đến các cổ phiếu ngành dệt may Việt Nam -
Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, lĩnh vực dệt may và da giày được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệ
Cổ phiếu dệt may "ngấm đòn" Covid-19

Cổ phiếu dệt may "ngấm đòn" Covid-19

Ngành dệt may chào đón năm 2020 với nhiều kỳ vọng sáng đến từ việc Hiệp định EVFTA được thông qua sau một thời dài trì hoãn. Tuy nhiên, mọi ước tính đã bị đảo lộn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều cổ phiếu dệt may đã giảm khá sâu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...