Ngành ngân hàng gặp khó với tỷ lệ an toàn vốn

Ngành ngân hàng gặp khó khi tốc độ huy động vốn không theo kịp tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước vẫn kiên định chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Nguyễn Quốc Hùng, các ngân hàng đang gặp khó khăn trong hệ số an toàn vốn, tính chung cả ngành bởi dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau.

Theo đó, 10 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng tới 11,5%, trong khi nguồn vốn chỉ tăng 4,8%. Do đó, cả khi NHNN có nới thêm "room" tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay tiếp thêm, ông Hùng nhận định.

Phân tích rõ hơn tình trạng trên, ông Hùng cho biết, bình thường ngành ngân hàng chỉ là nơi cung cấp vốn lưu động, chủ yếu là vốn ngắn hạn. Còn vốn trung, dài hạn thì phải ra thị trường vốn.

Nhưng hiện nay thị trường vốn và thị trường tiền tệ đang mất cân đối nghiêm trọng khi xảy ra tình trạng trái phiếu chưa đến hạn đã phải trả trước hạn. Việc phải trả cả trái phiếu chưa đến hạn, buộc doanh nghiệp phải lấy cả nguồn tiền sản xuất kinh doanh, thậm chí cả vốn vay ngân hàng để trả nợ.

Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hành đang rơi vào tình trạng khó khăn
Ngân hàng đang gặp khó khi thị trường tiền tệ mất cân đối nghiêm trọng

Trong đó, ưu tiên số một của NHNN là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tạo đã phục hồi nền kinh tế. 

Nhưng với tình trạng mất cân đối trên, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động. Hệ quả, khó có thể việc hạ lãi suất cho vay như theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, tình hình nợ xấu của ngân hàng cũng đang có xu hướng tăng cao, do nhiều khoản nợ trong đối tượng được giãn, hoãn nợ theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN đang có xu hướng bị chuyển thành nợ xấu.

Công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn do quá trình triển khai phát sinh nhiều vướng mắc, hạn chế, ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Có thể bạn quan tâm