Ngành tài nguyên môi trường vững bước trên con đường xanh hoá

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2023 toàn ngành tài nguyên và môi trường đã phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ...

bia-23-8663-5529.jpg
Ngành tài nguyên môi trường vững bước trên con đường xanh hoá

Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong. Dù vậy, ngành tài nguyên và môi trường vẫn đang kế thừa các kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, sáng tạo, đặc biệt trong việc phát triển kinh tế xanh…

NHIỀU THÀNH TỰU LỚN

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của ngành tài nguyên môi trường, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được thảo luận, cho ý kiến và sẽ trình Quốc thông qua tại kỳ họp gần nhất. Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản đang tiếp tục được hoàn thiện để bảo đảm trình Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2024.

Trong đó, nổi bật là tổ chức tốt việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý.

Trong năm 2023, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, 3 nghị định, 3 quyết định đã được ban hành; Bộ đã ban hành theo thẩm quyền 19 thông tư giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc đặt ra từ thực tiễn, rút ngắn thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường kỷ cương trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật.

Đối với công tác lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, Bộ tập trung xây dựng, hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ 8/8 quy hoạch cấp quốc gia , 10/15 quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, Bộ đã đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ . Theo đó, trong tổng số 178 thủ tục hành chính được rà soát, Bộ sẽ thực hiện bãi bỏ, đơn giản hóa 153/178 thủ tục hành chính, đạt 85% .

anh-man-hinh-2024-01-10-luc-220047-3110.png

Bộ đã tích hợp với nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia, với 240 dịch vụ, 10.878.577 giao dịch; số lượng văn bản điện tử (ký số) gửi, nhận qua trục liên thông văn bản quốc gia và nội bộ là 95.018 văn bản.

Toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu, trên cả nước đã có cơ sở dữ liệu của 450/705 huyện. Đã kết nối cơ sở dữ liệu đất đai của 63/63 tỉnh, thành phố với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 461/705 quận/huyện, 6.198/10.599 phường/xã, tổng số hơn 26 triệu thửa đất; cơ bản hoàn thành thí điểm làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nội.

VẪN CÒN KHÓ KHĂN

Bên cạnh các kết quả tích cực, toàn ngành tài nguyên và môi trường đang tiếp tục khắc phục một số tồn tại, hạn chế và thách thức.

Thứ nhất, kết quả xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai đạt được đến nay trên cả nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tiến độ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu theo chỉ đạo Chính phủ.

Thứ hai, việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm, kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ cho các địa phương còn thấp.

truong-thang-1067.jpg
Ngành tài nguyên và môi trường còn gặp khó trong năm 2023

Tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên còn phổ biến như: đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán…

Thứ ba, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra yêu cầu phải thực hiện các cam kết về môi trường, do đó cần có lộ trình để nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; lộ trình chuyển đổi công nghệ các cơ sở sản xuất lạc hậu gây nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Sự gia tăng của chất thải, khí thải, nước thải áp lực lớn lên vấn đề môi trường sẽ chưa giảm trong thời gian ngắn.

Thứ tư, các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các cam kết đó cũng đặt ra những thách thức lớn đối với ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian tới, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động hỗ trợ của quốc tế về nguồn lực tài chính, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị.

Thứ năm, an ninh nguồn nước đang trở thành vấn đề lớn trong bối cảnh phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là các sông xuyên biên giới mà Việt Nam là quốc gia ở hạ nguồn.

Cuối cùng, biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến nhanh; các tác động dài hạn đã được dự báo, nhận diện, tuy nhiên những tác động ngắn hạn là khó lường, khó dự báo.

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH

Nhìn chung, năm 2024, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Biến đổi khí hậu, thiên tai, suy giảm hệ sinh thái tự nhiên đang trở thành tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu.

Các quốc gia ngày càng quan tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm phát thải. Các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, phát thải sẽ là rào cản đối với hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và thâm nhập vào các thị trường các nước phát triển. Nhưng đây cũng là cơ hội để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình phát triển theo xu thế của thời đại với hỗ trợ về công nghệ, nguồn vốn của các nước phát triển.

Trong bối cảnh đó, ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục tiếp tục đặt trọng tâm năm 2024 là năm “Đoàn kết - kỷ cương, chủ động - linh hoạt, kịp thời – hiệu quả, phát triển – bứt phá” để đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy các nguồn lực tài nguyên và môi trường cho tương lai bền vững.

Năm 2024, Bộ trình Quốc hội, Chính phủ dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp gần nhất; hoàn thành, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm đồng bộ, thống nhất và kịp thời có hiệu lực đồng thời với Luật.

Tổ chức kiểm tra công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án.

Còn lĩnh vực địa chất, khoáng sản, tiếp tục triển khai Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, rà soát các giấy phép khai thác khoáng sản chưa phê duyệt hoặc phê duyệt tạm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lập hồ sơ trình phê duyệt chính thức tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã đủ căn cứ phê duyệt tiền cấp quyền khai thác.

9-1602776436-kinh-te-xanh-1-8370.jpg

Lĩnh vực biến đổi khí hậu, tập trung xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật).

Tiếp tục triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đề án triển khai kết quả COP26, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan. Hoàn thiện các quy định về quản lý tín chỉ các - bon tại Việt Nam, thúc đẩy phát triển thị trường các - bon trong nước và kết nối với thị trường các - bon khu vực và thế giới.

Tổ chức xây dựng, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ: Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam; Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành môi trường đến năm 2030; tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…